Cách sốngSống

2 năm nhảy việc 7 lần: Là do chưa tìm được môi trường phù hợp hay do bạn không có khả năng làm việc?

Cuộc sống cũng giống như một nồi canh xương hầm, muốn cho ngọt nước thì bạn phải bỏ thời gian công sức ra để ninh thật nhừ. Tương tự, một công việc tuyệt vời cũng cần bạn bỏ thời gian ra “ninh nhừ”, “ninh” cho ra những ngọt ngào trong đó. Thành công cũng chẳng hề ngoại lệ.

 

2 năm nhảy việc 7 lần: Là do chưa tìm được môi trường phù hợp hay do bạn không có khả năng làm việc?

Mấy hôm trước, một người bạn kể với tôi, sau mấy tháng trời làm việc, cuối cùng cậu ấy cũng có thể nói với sếp: “Anh cho em nghỉ việc.”

Trong vòng hai năm trở lại đây, lần này đã là lần nhảy việc thứ bảy của cậu ấy rồi.

Công việc thứ nhất cậu ấy làm được có bảy ngày, công việc thứ hai làm trong chín ngày, công việc thứ ba làm trong bảy tháng, công việc thứ tư làm được bốn tháng, công việc thứ năm làm ba tháng, công việc thứ sáu và thứ bảy làm được một tháng là lại bỏ.

Giờ cậu ấy đang chuẩn bị đi phỏng vấn cho công việc thứ tám.

1.Tại sao người ta cứ luôn muốn nhảy việc?

Theo một cuộc điều tra về tình hình việc làm của 9x, trong một khóa tốt nghiệp, 50% số người tham gia điều tra chỉ gắn bó với công việc đầu tiên chưa tới một năm, 40% chỉ kiên trì đến tháng thứ sáu, số người “trụ” được từ ba năm trở lên chỉ chiếm khoảng 11%.

Lý do khiến người ta khó mà kiên trì được với một công việc quá lâu có rất nhiều.

Công việc tẻ nhạt, không thú vị, không tìm được mục tiêu.

Một người bạn khác của tôi, Long, mới đây cũng đã đổi sang công việc thứ ba, bình quân cứ hai tháng cậu ấy nhảy việc một lần. Nếu như người khác thôi việc vì ngại lương thấp, tăng ca nhiều, thì cậu ấy thôi việc vì cảm thấy công việc quá nhàn hạ, cả ngày chẳng có việc gì làm, cảm thấy không tìm được mục tiêu của cuộc sống.

Khối lượng công việc quá nặng nề, tăng ca liên tục.

Lan vừa thôi việc, tâm sự với tôi: “Lúc phỏng vấn thì nói hay lắm, nào là không phải tăng ca nhiều, công việc cũng khá nhàn hạ. Nhưng đi làm rồi thì mới biết, không phải tăng ca nhiều là ngày nào cũng tăng ca, việc nhàn là ngày nào cũng cả núi việc, làm mãi không hết. Giao việc cứ như tôi có ba đầu sáu tay không bằng!”

Người khác làm việc 8 tiếng một ngày, còn Lan phải làm đến 13-14 tiếng một ngày, thường xuyên tăng ca tới tận 10-11 giờ tối, cuối tuần cũng phải đi làm.

2 năm nhảy việc 7 lần: Là do chưa tìm được môi trường phù hợp hay do bạn không có khả năng làm việc? - Ảnh 1.

Công ty không tăng lương.

Làm việc cho một công ty ở Hà Nội, Ngọc nói: “Áp lực cuộc sống càng ngày càng lớn, mà lần nào đề xuất tăng lương sếp cũng kiếm cớ thoái thác. Cực chẳng đã, đành phải xin nghỉ.”

Quan hệ với sếp và đồng nghiệp không tốt.

Ra trường cùng khóa với Lan và Long, Trung nói: “So với lương thì mình quan tâm đến quan hệ với sếp và đồng nghiệp hơn. Nếu mọi người trong công ty vui vẻ thì lương có thấp chút cũng không sao. Môi trường làm việc quá căng thẳng mệt mỏi, lương có cao đến đâu cũng không bù được.”  

Nhảy việc liên tục dẫn đến rất nhiều hệ lụy.

Ví dụ như khi ứng tuyển vào công việc mới, chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn tại sao lại thôi việc ở công ty trước. Thế là bạn lại phải vắt óc nghĩ cho ra một lý do hợp lý, để vừa che giấu được điểm yếu của mình, vừa khiến nhà tuyển dụng dễ dàng chấp nhận.

Các nhà tuyển dụng sau này sẽ nghi ngờ lòng trung thành của bạn, khiến cơ hội được nhận vào làm việc của bạn ít đi rất nhiều.

Không chỉ thế, thay đổi công việc quá thường xuyên, bạn rất khó để có một khoản tiền tiết kiệm cho riêng mình.

2. Bạn đã từng thử kiên trì?

2 năm nhảy việc 7 lần: Là do chưa tìm được môi trường phù hợp hay do bạn không có khả năng làm việc? - Ảnh 2.

Trong bộ phim “Yêu nữ thích hàng hiệu” có một chi tiết mà tôi nhớ mãi đến tận bây giờ. Andy bị Miranda chọc tức, làm nhục, liền chạy đến khóc lóc kể lể với một tiền bối. Vị tiền bối này đã nói:

“… Cô cho rằng cô đã cố gắng hết sức cho công việc rồi sao? Thực tế cô chỉ đang đối phó nó. Ngoài kia biết bao nhiêu người đang liều mạng làm việc, còn cô thì chẳng quan tâm…”

Công việc nhiều như núi, tăng ca nhiều, cấp trên khó tính hay soi mói, những chuyện này người đi làm nào không gặp phải, tại sao họ có thể kiên trì mà bạn không thể?

Bạn đi rồi chưa chắc có ai thèm giữ, nhưng đảm bảo sẽ luôn có người sẵn sàng thay thế bạn.

Bạn lúc nào cũng so đo công việc này dở chỗ nọ, chán chỗ kia. Vậy có bao giờ bạn nghĩ, công việc thế nào mới là hoàn hảo?

Thực chất, làm gì có công việc hoàn hảo trên đời. Chúng ta nhảy việc chưa chắc đã là do bản thân công việc đó không tốt, mà có khi là vì chính chúng ta chẳng chịu ngồi yên.

Trong “Ushijima the loan shark” có một câu nói thế này: “Nếu có dũng khí đối mặt với rắc rối, vượt qua được hoàn cảnh khó khăn, thì bạn có thể từng bước từng bước giải quyết rắc rối này.”

Trên đời này, có rất nhiều việc, chỉ cần bạn bằng lòng, thì tất cả những khó khăn đều chẳng thể trở thành lý do khiến bạn chùn bước. Ngược lại, chúng sẽ trở thành một bài học quý giá, một dấu ấn tốt đẹp trong cuộc đời bạn.

Hãy kiên trì, thành công sẽ đến.

3. Nhảy việc liệu có phải là lựa chọn tối ưu nhất?

2 năm nhảy việc 7 lần: Là do chưa tìm được môi trường phù hợp hay do bạn không có khả năng làm việc? - Ảnh 3.

Theo quy tắc 10,000 giờ của Malcolm Gladwell, “Muốn trở thành chuyên gia của bất kì một lĩnh vực nào, thì cần phải có 10,000 giờ. Nếu một ngày làm việc tám tiếng, một tuần làm việc năm ngày, vậy thì thời gian bạn cần ít nhất là mười năm.”

Cuộc sống cũng giống như một nồi canh xương hầm, muốn cho ngọt nước thì bạn phải bỏ thời gian công sức ra để ninh thật nhừ.

Tương tự, một công việc tuyệt vời cũng cần bạn bỏ thời gian ra “ninh nhừ”, “ninh” cho ra những ngọt ngào trong đó. Thành công cũng chẳng hề ngoại lệ.

Đương nhiên, thế không có nghĩa là kiên trì mù quáng, không cho bạn lựa chọn an nhàn; cũng không phải là trói bạn một chỗ, không cho bạn thăng tiến.

Tốt nghiệp ba năm, nhảy việc bốn lần, Phong nói: “Khi tìm việc, mình chỉ chú trọng hai điều: môi trường làm việc phù hợp và khả năng thăng tiến”. Anh ấy biết rất rõ mình muốn một công việc như thế nào.

Thật ra, nhảy việc không xấu, chỉ cần bạn hiểu rõ mình muốn gì và đang theo đuổi điều gì. Mọi sự thay đổi có thể khiến bạn trưởng thành hơn, tiến gần đến ước mơ hơn thì đều tích cực.

* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả  

Sandy

Theo Trí Thức Trẻ

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Để lại một bình luận

Close