Kỹ năngQuản trị

9 nguyên nhân và cách khắc phục căn bệnh trì hoãn

Trì hoãn là căn bệnh không của riêng ai, vì bản chất con người chúng ta luôn có khuynh hướng gác công việc sang một bên.

 

9 nguyên nhân và cách khắc phục căn bệnh trì hoãn

Trong thực tế, sự trì hoãn đôi khi vô hại, thậm chí có trường hợp còn tạo ra tác động tích cực. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là trì hoãn không bao giờ là thói quen tốt.

Sau đây là 9 nguyên nhân thường khiến bạn trì hoãn công việc, và cách khắc phục.

1. Muốn kiểm soát mọi thứ

Bằng cách trì hoãn, bạn giữ quyền kiểm soát hầu như hoàn toàn các công việc bạn đang đảm trách. Tuy nhiên, nó cũng có nghĩa là những công việc đó chưa được thực hiện.

Mọi việc sẽ không trở nên xấu đi nếu bạn gác tất cả lại, nhưng bạn không thể trì hoãn mãi được.

2. Phức tạp hóa vấn đề

Thật ra, hầu hết mọi thứ chúng ta làm đều có thể chia ra thành các phần nhỏ để dễ dàng kiểm soát. Chẳng hạn, việc giặt quần áo. Nếu giặt giũ có vẻ là một nhiệm vụ khó khăn đối với bạn, vậy hãy chia nhỏ nó ra thành từng bước: thu gom tất cả quần áo bẩn, phân loại quần áo theo màu sắc, bỏ chúng vào máy giặt, sau đó là máy sấy và gấp chúng lại.

Giặt quần áo là một ví dụ rất cơ bản, nhưng nó có thể áp dụng cho một số tình huống. Bằng cách chia nhỏ công việc thành từng phần, bạn sẽ thấy nó dễ thực hiện hơn.

3. Cầu toàn

Bạn luôn đòi hỏi mọi việc phải được hoàn thành một cách hoàn hảo. Tuy nhiên, việc này rất dễ dẫn đến trì hoãn, thời gian hoàn thành những việc đơn giản cũng bị kéo dài chỉ vì bạn lo lắng kết quả sẽ không hoàn hảo.

Vì sao người Nhật

Hãy nhớ rằng, mọi việc dù không được hoàn thành chính xác như bạn mong muốn, nhưngchúng vẫn tốt hơn là còn dang dở.

4. Sợ thất bại

Nỗi lo sợ thất bại có thể khiến bạn trì hoãn hoàn thành công việc. Nhưng đó là cách suy nghĩ tiêu cực, bởi bạn sẽ không thể nào thất bại khi chưa bắt tay vào làm.

Đối mặt với nỗi sợ hãi sẽ giúp bạn vượt qua nó hoặc biết cách chế ngự nó. Kinh nghiệm sẽ giúp bạn trưởng thành.

5. Thiếu tự chủ

Sự trì hoãn rất dễ nhìn thấy ở những người thiếu kỷ luật, không hoàn thành công việc đúng thời hạn, và thiếu tổ chức.

Có nhiều mức độ tự kiểm soát khác nhau, và bạn cần có cách của riêng mình.

6. Không lên danh sách các công việc cần làm

Đôi khi, sự trì hoãn có thể là kết quả của việc bạn hay quên. Nếu bạn gác việc gì lại mà quên ghi chú là mình sẽ hoàn thành nó sau, rất có khả năng bạn sẽ quên nó hoàn toàn.

Nếu bạn là người đãng trí, hãy lập một danh sách tất cả các công việc cần làm và đánh dấu vào những việc đã hoàn thành 100%.

7. Đánh giá thấp các cam kết thời gian

Sẽ rất mệt mỏi nếu bạn phải mất 2 tuần để hoàn thành một dự án mà ban đầu bạn ước tính chỉ cần 1 tuần. Liên tục ước tính các khoản cam kết thời gian không chính xác có thể khiến bạn kéo dài hơn thời hạn hoàn thành các công việc.

Với ý nghĩ rằng mình vẫn còn nhiều thời gian, bạn dễ có xu hướng trì hoãn, nhưng ngay khi nhận ra thời gian không còn nhiều như mình nghĩ, bạn có thể phải chạy đua kịch liệt để hoàn thành công việc.

8. Có năng lực

Trì hoãn công việc không phải lúc nào cũng tồi tệ. Một số người càng áp lực họ sẽ càng làm việc hiệu quả hơn, trong khi một số khác chỉ đơn giản là may mắn.

Tuy nhiên, sẽ có những thời điểm việc trì hoãn không suôn sẻ như mong muốn. Hãy chú ý đến chất lượng công việc và đảm bảo rằng việc bạn chạy nước rút ở những phút cuối sẽ không gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc hoàn thành.

9. Lười biếng

Đây là nguyên nhân số một khiến chúng ta trì hoãn. Chúng ta cảm thấy không muốn làm bất cứ việc gì và gác tất cả sang một bên.

Lười biếng không phải lúc nào cũng xấu. Sẽ hoàn toàn bình thường nếu thỉnh thoảng bạn chỉ muốn nằm dài trên sofa xem ti vi cả ngày thay vì dọn dẹp nhà cửa. Nhưng hãy nhớ đừng để hành động đó trở thành thói quen.

(Nguồn: Lifehack)

PHẠM NHUNG

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Trả lời

Close