Kinh tế vĩ môThời sự

Bà Phạm Chi Lan: “Ai chịu trách nhiệm vì vi phạm kỷ luật ngân sách và khiến nợ công cao?”

Nợ công tính đến hết năm 2015 đã lên tới 117 tỷ USD, việc siết kỷ luật ngân sách luôn được đặt ra trong các đề xuất để giảm áp lực trả nợ. Nhưng theo chuyên gia kinh tế cấp cao Phạm Chi Lan, “không thể có kỷ luật ngân sách nếu không có kỷ cương trong hệ thống Nhà nước ở cả 2 khía cạnh: Bộ máy và Con người”.

“Có ai bị kỷ luật vì vi phạm kỷ luật ngân sách và khiến nợ công cao? Chúng ta nói đến nợ công nhiều nhưng ai là người chịu trách nhiệm về vấn đề đó. Khi kỷ cương về bộ máy, về con người không có thì chưa thể nói đến kỷ luật ngân sách”, bà Lan thẳng thắn.

Tại báo cáo thẩm tra tình hình nợ công giai đoạn 2016-2020 mới đây, Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội đánh giá, nợ công tính đến năm 2015 đạt trên 2,6 triệu tỷ đồng, tương đương 117 tỷ USD, bằng 62,2% GDP.

Tuy vẫn trong giới hạn cho phép song tốc độ tăng bình quân cả giai đoạn ở mức 18,4%/năm, là khá cao. Ủy ban Tài chính ngân sách nhận định: Tốc độ tăng nợ công bình quân đã cao gấp hơn 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP.

TS. Nguyễn Đình Cung – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) – cho rằng, khi khan hiếm nguồn lực, Nhà nước cần phải tìm chỗ tốt nhất để đầu tư, chứ không phải đầu tư theo kiểu cơ chế xin – cho, chia đều, mà không tính toán hiệu quả, hoặc tính toán hiệu quả chỉ mang tính hình thức.

Cũng theo ông Cung, chỉ cần thắt chặt chi tiêu ngân sách, siết chặt kỷ luật ngân sách và đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, các hoạt động này sẽ góp phần tăng thêm 0,5 điểm phần trăm tăng trưởng kinh tế.

Tức, nếu Chính phủ điều hành bình thường và tăng trưởng GDP ở mức 6,5%, việc siết chặt kỷ luật ngân sách và đẩy mạnh cổ phần hóa sẽ giúp GDP tăng thành 7%. Đây là mức tăng khá lớn, đồng thời giúp kinh tế tăng trưởng ổn định hơn trong tương lai.

Theo Thời Đại

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Trả lời

Close