Chính trị - Xã hộiThời sự

Bằng đại học tại chức sẽ có giá trị ngang bằng chính quy

Bộ GD sẽ chỉ cấp một loại văn bằng cho các hình thức đào tạo, không phân biệt hệ tại chức hay chính quy là một trong những điểm mới đáng chú ý trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH vừa được Bộ GDĐT công bố để lấy ý kiến.

Trao đổi với báo chí về dự thảo Luật Giáo dục ĐH sửa đổi, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) cho biết, sắp tới, các trường ĐH sẽ chỉ cấp một loại văn bằng cho các hình thức đào tạo và không có sự phân biệt giữa hệ tại chức hay chính quy.

Bằng đại học tại chức sẽ có giá trị ngang bằng chính quy - Ảnh 1.

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học trao đổi cùng báo chí về Dự thảo Luật sửa đổi

Cụ thể, Bà Nguyễn Kim Phụng cho hay: “Điều 6 trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung có đưa ra quy định về hình thức đào tạo. Theo đó, chia 2 hình thức là tập trung và không tập trung nhằm xác định đào tạo cho đối tượng nào. Tuy nhiên hình thức không tập trung được xây dựng trên phương thức đào tạo từ chuẩn chương trình, chuẩn giáo viên, cách thức tổ chức, kiểm tra đánh giá và chuẩn đầu ra giống hình thức tập trung.

Vì vậy sẽ không xác định 2 loại hình đào tạo có tên gọi là chính quy và thường xuyên và bằng cấp thì không có sự khác biệt hay nói cách khác hình thức đào tạo sẽ không được ghi trên văn bằng ĐH. Chúng tôi kỳ vọng các cơ sở đào tạo sẽ quan tâm đến chất lượng của cơ sở mình trong quá trình đào tạo sẽ phải thận trọng khi cấp văn bằng cho sinh viên tốt nghiệp.

Bởi lẽ, đã không phân biệt bằng hệ tại chức hay chính quy tức là văn bằng theo hình thức đào tạo nào của các cơ sở đều là lời khẳng định với xã hội chất lượng đào tạo phải chuẩn”.

Nhiều người tỏ ra lo ngại những vấn đề tới tiêu cực có thể phát sinh khi văn bằng đào tạo chính quy và tại chức như nhau, bà Nguyễn Thị Kim Phụng cho hay: “Một khi phát sinh tiêu cực thì trước hết sinh viên của nhà trường sẽ không đồng ý và đấu tranh khi bằng của họ bị lẫn lộn với bằng không đảm bảo chất lượng khác.

Xã hội cũng có những giám sát nhất định. Về phía cơ quan quản lý nhà nước chỉ làm kiểm định chất lượng. Sắp tới, vấn đề kiểm định các trường sẽ được đẩy mạnh nhất là kiểm định chương trình, kiểm đinh quá trình tổ chức, quản lý đào tạo và cấp bằng cho chương trình đó”.

Theo Hoàng Thanh

Infonet

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Trả lời

Close