Tài chính - Tiền tệThế giới

Bất bình đẳng tài sản trên thế giới đang ngày một tăng nhanh?

Tính toán của Oxfam được BBC trích đăng cho thấy khoảng 82% tiền của được tạo ra trên thế giới năm ngoái về tay khoảng 1% số người giàu nhất trên thế giới.

 

Bất bình đẳng tài sản trên thế giới đang ngày một tăng nhanh?

Ảnh: Nytimes

Chênh lệch về tài sản giữa những người siêu giàu và phần còn lại của thế giới ngày một lớn hơn trong năm ngoái khi mà chỉ một nhóm nhỏ nắm quá nhiều tài sản của thế giới, theo khẳng định của Oxfam.

Tính toán của Oxfam được BBC trích đăng cho thấy khoảng 82% tiền của được tạo ra trên thế giới năm ngoái về tay khoảng 1% số người giàu nhất trên thế giới, trong khi cùng lúc đó, nhóm người nghèo nhất không hề có thêm chút tài sản nào thậm chí nghèo đi.

Cũng theo Oxfam, thực trạng trên cho thấy hệ thống phân phối của cải của xã hội đang thất bại. Oxfam chỉ ra tình trạng bất bình đẳng thu nhập như vậy có nguyên nhân từ tình trạng trốn thuế, quyền lực tác động đến chính sách quá lớn của nhiều doanh nghiệp, quyền lợi của người lao động bị xâm phạm.

Trong vòng suốt năm năm qua, Ofxam đã công bố những báo cáo tương tự. Năm 2017, Oxfam tính toán rằng 8 cá nhân giàu có nhất thế giới có tổng tài sản tương đương khoảng một nửa tổng tài sản những cá nhân nghèo trên thế giới.

Sau này, Oxfam đã điều chỉnh tính toán của năm 2017, theo đó 61 cá nhân giàu nhất thế giới có tài sản tương đương với nhóm người nghèo nhất.

Theo lý giải của giám đốc điều hành Oxfam, ông Mark Goldring, những thay đổi mới nhất dựa trên những nguồn số liệu mà Oxfam có thể có được tốt nhất ở thời điểm tính toán. Ông chỉ ra dù nhìn từ góc độ nào và với con số thống kê nào, tình trạng bất bình đẳng trong thu nhập cũng không thể chấp nhận được.

Tuy nhiên nhiều nhà phân tích khác lại cho rằng quan điểm của Oxfam có phần quá cực đoan. Tổng giám đốc tại tổ chức nghiên cứu IEA, ông Mark Littlewood, khẳng định Oxfam đã chỉ trích người giàu thái quá.

Ông Littlewood nhấn mạnh: “Thuế cao và hoạt động phân phối lại chẳng giúp gì cho người nghèo. Tài sản không phải một miếng bánh cố định. Những người giàu hơn họ cũng đóng nhiều thuế hơn, việc làm cho họ nghèo khó đi không có nghĩa người nghèo sẽ giàu hơn.”

Còn theo khẳng định của trường bộ phận nghiên cứu tại viện Adam Smith, ông Sam Dumitriu, quan điểm của Oxfam nhiều khi không nói chính xác về thực tế những gì đnag diễn ra. Trên thực tế, bất bình đẳng xã hội đã giảm mạnh trong thập kỷ qua.

Ông nhấn mạnh: “Khi mà Trung Quốc, Ấn Độ áp dụng các chính sách đổi mới giúp đảm bảo quyền sở hữu, giảm bớt các khung điều tiết khắt khe và tăng cạnh tranh trên thị trường, nhóm những người nghèo nhất thế giới đã có cuộc sống tốt đẹp hơn bởi phân phối thu nhập toàn cầu bình đẳng hơn.”

TRUNG MẾN

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Trả lời

Close