Kinh doanh quốc tếThế giới

Bê bối của ngành sản xuất tại Nhật: Do áp lực tranh giành thị phần?

Năm 2017 là một năm không mấy sáng sủa đối với các tập đoàn sản xuất của Nhật Bản khi liên tiếp gặp phải bê bối liên quan tới lỗi kỹ thuật.

Bê bối của ngành sản xuất tại Nhật: Do áp lực tranh giành thị phần?

Ảnh minh họa.

Năm 2017 thật sự là một năm đầy bê bối của ngành công nghiệp sản xuất Nhật Bản. Cả 4 cái tên trong tứ trụ của ngành xây dựng Nhật Bản là Taisei, Obayashi, Shimizu và Kajima đều mở cửa cho các thanh tra tại Tokyo khám xét ngày 18 và 19/12.

Theo như lời xin lỗi mới nhất từ phía Mitsubishi, các công ty này, gồm cả những tên tuổi lớn như Subaru, Nissan, hay Kobe Steel, đều gặp phải một áp lực khiến họ phải làm giả dữ liệu, đó là áp lực tranh giành thị phần.

Toàn bộ những lãnh đạo hàng đầu của Mitsubishi đã cúi đầu xin lỗi trong cuộc họp với báo chí ngày 28/12.

Theo tập đoàn này, áp lực phải tranh giành mở rộng thị phần dẫn tới việc một công ty con đã làm giả dữ liệu sản phẩm, bao gồm các bộ phận cho máy bay và ô tô.

Công ty Điện lực Kansai của Nhật Bản cho hay, vào đầu tháng này, hai nhà máy hạt nhân của họ đã sử dụng các bộ phận có chứa dữ liệu giả mạo mà Mitsubishi cung cấp.

Made in Japan – các sản phẩm xuất xứ từ Nhật, về chất lượng đều được “ngồi chiếu trên” so với các quốc gia trong khu vực, thậm chí trên toàn thế giới.

Nói về các vụ bê bối vừa qua, các chuyên gia trong ngành đều phàn nàn rằng tất cả vấn đề hiện nay của ngành đều liên quan đến các tiêu chuẩn gắt gao quá mức của chính phủ đã được áp dụng từ đầu những năm 1950 hoặc bởi chính bản thân nhà sản xuất đã đặt ra yêu cầu quá cao cho sản phẩm của mình.

Các công ty khác thừa nhận sản phẩm giả mạo dữ liệu bao gồm Kobe Steel; Toray Industries cũng đổ lỗi cho việc tập trung vào lợi nhuận, kiểm soát chất lượng lỏng lẻo và thiếu nhân viên.

Quy mô của cuộc điều tra ngày càng rộng, tuy nhiên, cả giới chức và đại diện của các tập đoàn đều từ chối bình luận về những sai phạm cũng như giữ bí mật các chi tiết sai phạm. Dự án nghi ngờ có sai phạm là một đường tàu đệm từ với kinh phí 9.000 tỷ Yen, tương đương 80 tỷ USD, nối giữa Tokyo, Nagoya và Osaka.

Đây cũng là bê bối mới nhất đánh mạnh vào ngành công nghiệp sản xuất và xây dựng của Nhật Bản, một nền kinh tế vô cùng đề cao sự trung thực.

Theo Nhịp cầu Đầu tư

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Trả lời

Close