Cách sốngSống

Bé gái đeo giỏ óc chó chen chân lên tàu, chuyện xảy ra sau đó khiến cả toa tàu im bặt

Trên đời này, đúng là vẫn còn có rất nhiều người nghèo, rất nghèo và cả những người rất tốt!

Chuyện về cô bé nghèo bán hạt óc chó

Câu chuyện đưới đây được kể lại bởi một người phụ nữ sống ở Bắc Kinh, Trung Quốc.

Tôi vẫn thường oán trách cuộc sống chẳng được như ý. Con người sống trên đời thường tìm chỗ cao mà đến, giống như nước hướng về chỗ trũng mà chảy, đó là quy luật rồi.

Vậy nhưng sống như thế nào mới được xem là sống tốt, nên so sánh với ai? Vài ngày trước, tôi đã có câu trả lời cho câu hỏi này và ngộ ra nhiều điều sau khi thực hiện một chuyến đi xa.

Tôi xuất phát từ Bắc Kinh, đến huyện Nguyên Mưu, Vân Nam. Ngồi trên tàu hỏa nhìn qua cửa sổ ngắm cảnh vật xung quanh, khắp nơi đều là một dải núi non hoang dã.

Tàu chỉ dừng tại trạm Sa Oa chừng 2 phút, bên ngoài cửa sổ, một nhóm trẻ con ăn mặc rách rưới, chừng 12, 13 tuổi lưng đeo giỏ chen lấn lên tàu, những chiếc giỏ to cản trở không hề ít đến cố gắng của bọn trẻ.

Một bé gái chen được lên toa tàu của tôi. Đó là một cô bé rất gầy, trong giỏ đầy quả óc chó.

Thật khó khăn lắm cô bé mới bỏ được cái giỏ xuống rồi đưa cả bàn tay lên mặt gạt mồ hôi, vén lại những sợi tóc đang lòa xòa xuống mặt, để lộ ra gương mặt trái xoan khá xinh xắn.

Bé gái đeo giỏ óc chó chen chân lên tàu, chuyện xảy ra sau đó khiến cả toa tàu im bặt - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Liếc nhanh từ trên xuống dưới, tôi phát hiện quần áo của cô bé vá chằng vá đụp, quần cũng rách, ống thấp ống cao, chỉ nhìn thôi cũng biết đây là một cô bé nghèo khổ ở vùng núi xa xôi hẻo lánh này.

Trên xe có rất nhiều người, cô bé không may bị xô phải tôi. Một tay vịn vào lưng ghế, cố gắng không để mình bị ngã.

Tôi muốn nhường chô cho cô bé đó nhưng chỗ ngồi cho 3 người, giờ thêm 1 người nữa thì không thế được, đành cố gắng nép người lại để cô bé đứng thoải mái hơn một chút và giữ giúp cô bé cái giỏ hàng, tránh ảnh hưởng đến người khác qua lại.

Cô bé cười ra điều cảm ơn, mở nắp giỏ, bốc vài nắm hạt óc chó nhét vào túi tôi. Tôi ra sức cự tuyệt nhưng không được vì đối phương khá “cứng đầu”.

Rồi dần dần, cô bé bắt đầu nói chuyện cùng tôi.

Qua lời nói vừa khó nghe vừa khó hiểu, cuối cùng tôi cũng nghe ra, rằng cô bé năm nay 14 tuổi, nhà ở cách trạm Sa Oa chỉ vài chục km.

Cây óc chó trong nhà cho rất nhiều quả nhưng xe khách không thể lên núi, muốn bán phải cõng đến nơi rất xa. Hiện tại vì mẹ đang ốm, cần tiền chữa bệnh nên bố cô bé đành sai con mang quả đi bán.

Để làm việc này, cô bé phải dậy từ nửa đêm, đi bộ từ nửa đêm đến tối mới có thể đến được đây, phải ngủ qua đêm trong sơn động, trời sáng lại cõng giỏ quả đi tiếp mới có thể bắt được chuyến tàu mà chúng tôi đang đi.

Sau khi bán hết óc chó và quay trở lại, cô bé còn mất thêm 1 ngày một đêm nữa mới về đến nhà.

“Đi xa thế cháu không sợ sao?” – Tôi hỏi.

“Cháu có bạn, trên xe đông quá nên không thấy chứ xuống xe là thấy ngay” – Cô bé rất tự tin đáp.

“Đi xa như thế, bán hết giỏ quả này thì được bao nhiêu tiền?”

“Trừ tiền vé tàu đi thì cũng còn được 15, 16 đồng ạ.” – Cô bé mỉm cười, cho thấy con số đó đã tạo ra một sự cổ vũ không hề nhỏ.

“Chưa đủ tiền ăn một bữa cơm trên đường mà?” – một vị khách bên cạnh tôi nghe chuyện liền nói thêm vào.

Cô bé lập tức nói: “Chúng cháu có đem theo lương khô.”

“Cháu đem lương khô gì?” – vị khách kia hỏi.

“Cháu ăn hai lần rồi, còn một gói để dưới đáy giỏ. Bố cháu dặn bán hết óc chó thì mới ăn nốt chỗ còn lại.”

“Cháu đem theo lương khô gì?” – vị khách kia hỏi đến cùng.

“Cháu đem bánh khoai lang khô”.

Những vị khách xung quanh nghe xong không ai nói thêm một lời, cả toa tàu im bặt.

Bé gái đeo giỏ óc chó chen chân lên tàu, chuyện xảy ra sau đó khiến cả toa tàu im bặt - Ảnh 2.

Những đứa trẻ địu giỏ óc chó đi bán. Ảnh minh họa.

Và lòng tốt của những người xa lạ

Cũng chính vào lúc này, loa trên tàu thông báo sẽ khởi hành trễ 30 phút.

Tôi vội tận dụng cơ hội này nói với các hành khách trên tàu: “Óc chó rừng của cô bé này rất ngon, mong rằng mọi người mỗi người mua một chút.”

Có người hỏi: “Bao nhiêu tiền 1 cân (một cân của Trung Quốc bằng 0,5kg)?”

Cô bé mau miệng đáp: ” 2,5 hào 10 quả óc chó, cháu không thể bán bớt thêm được nữa.”

Tôi nói theo: “Thế là rẻ lắm rồi, ở chỗ chúng tôi người ta bán 8 đồng 1 cân đấy”.

Hành khách trên tàu tranh nhau mua. Tôi giúp cô bé đếm óc chó còn cô bé thu tiền.

Đây là loại óc chó vỏ mỏng, chỉ cần đặt hai quả trên tay bóp mạnh là vỏ đã vỡ, ăn sống rất thơm.

Chẳng mấy chốc, cô bé đã bán hết quá nửa giỏ hàng. Cẩn thận sắp xếp lại những đồng tiền lẻ, mặt cô bé phấn khởi biết bao.

Chẳng mấy chốc, tàu đến chạm tiếp theo, cô bé phải xuống xe, tôi giúp cô bé đeo giỏ óc chó lên vai và rút chiếc váy màu đỏ ra, bỏ vào giỏ của cô bé.

“Đây là chiếc váy cô mua tặng cho cháu gái cô, nhưng giờ cô tặng nó cho cháu, về nhà mặc nhé.” – Tôi nói.

Cô bé vui mừng ra mặt, ngoái cổ lại nhìn chiếc váy rồi cười thật tươi cảm ơn tôi.

Khi đó, vài người đang chơi bài ở quanh đó thấy vậy thì vội đứng dậy, mỗi người rút 5, 10 đồng với ra nhét vào giỏ cho cô bé: “Em gái nhỏ, vì chúng tôi không đem theo được nên mới không mua óc chó của em. Chút tiền này em cầm mang về mua thuốc cho mẹ nhé.”

Bé gái đeo giỏ óc chó chen chân lên tàu, chuyện xảy ra sau đó khiến cả toa tàu im bặt - Ảnh 3.

Cô bé rơi nước mắt, bối rối không biết bày tỏ lòng biết ơn của mình ra sao, mặt đỏ ửng.

Cùng với dòng người đông đúc, cô bé xuống tàu nhưng không đi ngay mà quay đầu nhìn lại tàu, giơ cao tay vẫy vẫy, vừa vẫy vừa gọi “Các ông, các ông..” mà cảm kích đến mức chẳng biết nói gì thêm, nước mắt vẫn lã chã rơi trên gương mặt nhỏ nhắn.

Vài vị khách đó còn trẻ lắm, gọi bằng “ông” chẳng hợp chút nào…

Rồi cô bé lại chạy lại cạnh cửa sổ chỗ tôi ngồi và nói thật to: “Bà ơi, váy bà tặng cháu cháu sẽ không mặc ngay, cháu sẽ để dành đến khi nào cháu lấy chồng mới mặc, bà ơi…”

Tiếng cô bé mỗi lúc một nghẹn ngào. “Bà ơi, cháu là Sơn Quả, Sơn… Quả…”

Ánh mặt trời rực rỡ chiếu trên ga tàu. Tôi cứ lẩm nhẫm mãi cái tên: Sơn Quả và nước mắt chỉ trực trào ra.

Toa tàu sau một hồi hỗn loạn đã trở lại yên tĩnh. Tôi quay mặt nhìn ra ngoài cửa sổ, một dải hoa bách hợp dại mọc dọc bên đường thật đẹp và thuần khiết, như cô bé Sơn Quả gầy gò nhưng nét mặt thật dễ thương.

Và rồi cả những chàng thanh niên kia nữa, họ chỉ là những nông dân ăn mặc còn chưa đủ nhưng tốt bụng đến nhường nào.

Họ nghèo đấy, nhưng ẩn bên trong cái nghèo không thể che giấu đó chính là những trái tim nhân hậu, từ bi đáng quý.

Theo Nguyễn Nhung

Trí thức trẻ

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Trả lời

Close