Cách sốngSống

Bí quyết thành công: Nên và không nên

Ramit Sethi là một diễn giả đồng thời là tác giả của những cuốn sách chuyên về tài chính cá nhân bán rất chạy như Tôi sẽ dạy bạn cách làm giàu. Từ những kinh nghiệm thu được, Sethi đã đưa ra những điều nên và không nên làm để thành công.

Đừng ngại phá vỡ quy tắc

Sethi bắt đầu tạo nên sự nghiệp của riêng mình bằng cách phá vỡ các quy tắc tài chính cá nhân. “Là một doanh nhân, bạn không cần phải làm những điều người khác nói. Hãy làm những gì phù hợp với bạn”.

Xác định những việc cần làm

Có rất nhiều việc nên làm trong ngành công nghiệp. Hãy xem xét và đặt ra câu hỏi: “Mình muốn có được vị trí như họ hay không?”

Sethi đã dành nhiều năm và hàng triệu đô để phát triển sản phẩm nhằm chắc chắn, khóa học của mình tạo ra kết quả tích cực cho khách hàng. Sau đó, ông sẽ đánh giá kết quả dựa trên những nỗ lực và thành quả của họ, chứ không phải thông qua những gì thu thập được hay quan điểm của bản thân.

Đừng sợ mắc sai lầm

Khi bắt đầu sự nghiệp kinh doanh riêng, Sethi giải thích, ông và đồng nghiệp từng vấp phải “mọi sai lầm có trong cuốn sách” của mình. Tuy nhiên, vị doanh nhân triệu phú cũng khẳng định: “Đừng lo lắng hay bỏ cuộc, những sai lầm ấy thực sự có giá trị để bạn hiểu được, bản thân nên và không nên làm điều gì sau này”.

Kiên nhẫn

Tương tự nhiều bạn bè của mình, doanh nhân James Altucher và Matt Britton, Sethi khuyên mọi người nên “tạo ra những bước nhảy vọt”. Ông khuyến khích các doanh nghiệp nên bắt đầu kiếm tiền bằng mọi cách để tiết kiệm.

Việc tiết kiệm sẽ cung cấp cho họ nền tảng và động lực kinh doanh khi cần thiết. Bởi thời gian hạn hẹp cùng quỹ tiền hạn chế có thể khiến bạn đưa ra những quyết định sai lầm.

Đặc biệt, đừng quá vội vã. Sethi cũng vậy, ông từng viết blog trong 3 năm, cố gắng để tích lũy thêm giá trị, xây dựng nhiều mối quan hệ và lắng nghe mong muốn từ độc giả. Chỉ sau nhiều năm sáng tạo và thử nghiệm nội dung, ông mới bắt đầu bán sản phẩm.

Lắng nghe

Nhiều doanh nhân phải đối mặt với vấn đề tồi tệ đó là dành nhiều thời gian, công sức để tạo ra sản phẩm nhưng lại không được người tiêu dùng chấp nhận.

Chìa khóa để tránh điều rủi ro này chính là lắng nghe, Sethi cho biết. Tiến hành các cuộc điều tra ý kiến người tiêu dùng để hoàn thiện sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ.

Sethi khẳng định: “Hãy tập trung vào khách hàng, hiểu những gì họ muốn. Đôi khi, họ thậm chí sẽ không cho bạn biết. Bạn phải tự phát hiện ra nó như một điều tra viên và sau đó cung cấp điều đó ngược lại cho họ”.

Cẩn trọng với lời nói của mình

Bạn có biết, những gì bạn nói có thể tiên tri về cuộc sống của bạn. Lời nói có thể tạo ra khác biệt rất lớn, vì vậy hãy cẩn trọng, đặc biệt những lời nói về bản thân.

Nếu bạn liên tục nói, bản thân đang quá tải, căng thẳng hoặc mệt mỏi, nó có thể sẽ trở thành một phần con người bạn.

Ngừng bào chữa

2 lý do lớn nhất nhiều người thường đưa ra đó là “tôi không có ý tưởng” hay “tôi không có thời gian”.

Đừng ỷ lại hay chờ đợi điều gì đó xảy ra. Một khi bắt đầu kinh doanh, bạn phải luôn nỗ lực hết mình và đặt ra mục tiêu để phấn đấu.

Nguồn: Trí thức trẻ

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Để lại một bình luận

Close