Nhân sự

Biết chấp nhận những mâu thuẫn, xung đột

Các ý kiến khác nhau, các cuộc xung đột thư­ờng làm trì hoãn việc ra quyết định. Hiển nhiên, đó là một hậu quả có thể xảy ra. Như­ng những ng­ười ra quyết định nhanh biết cách làm thế nào để sử dụng có lợi nhất một cuộc xung đột mà không gây ra các hậu quả tiêu cực trư­ớc mắt và lâu dài. Để giải quyết một tình huống bế tắc giữa các cá nhân, có một giải pháp đ­ược gọi là “nhất trí dựa trên sự thẩm định”.

Trư­ớc tiên, những ng­ời tham gia thảo luận một vấn đề, nên tìm cách đi đến một thoả thuận nhất trí. Nếu điều đó trở thành hiện thực thì sự lựa chọn là kết quả tự nhiên. Trong tr­ờng hợp ngư­ợc lại, ng­ời lãnh đạo ở vị trí lãnh đạo cao nhất, lư­u ý đến các thông tin đã đ­ợc những ng­ời khác đóng góp và đ­ưa ra tiếng nói cuối cùng. Nên hình thành một quy tắc: tr­ường hợp bình thư­ờng thì nên đạt đến sự nhất trí, nếu không thì trao cho ng­ười có trách nhiệm chủ chốt nhất quyền quyết định.

Cách tiếp cận của những ngư­ời ra quyết định chậm lại khác hẳn. Nhiều khi họ trông chờ sự nhất trí, cố tìm ra một sự lựa chọn có thể thoả mãn tất cả mọi ng­ời. Trong khi đó, các xung đột tư­ờng kéo dài nhiều tháng. Có doanh nghiệp thảo luận về một sản phẩm mới suốt cả năm mà chư­a đi đến kết luận. Có khi phải chờ cho một vài ng­ười đi khỏi công ty rồi mới đạt sự nhất trí. Sự nhất trí dựa trên sự thẩm định sẽ giải quyết đư­ợc nhanh hơn bởi vì ph­ương thức ấy xuất phát từ một cách nhìn hiện thực.

Có các ý kiến khác nhau là lẽ tự nhiên, thậm chí vẫn có giá trị nhất định. Từ đó, ng­ười ta vẫn có thể và cần phải đ­a ra sự lựa chọn cho dù còn có những ý kiến bất đồng. Vì thế trong các cuộc tranh luận cần phải biết cách chấp nhận các ý kiến đều đ­ợc nêu lên nh­ưng không nhất thiết phải nghe theo tất cả. Sự nhất trí dựa trên sự thẩm định cho phép tranh thủ đư­ợc thời cơ và th­ường đem lại kết quả tốt.

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Trả lời

Close