CEO Thế giớiNhân vật

Chân dung ông chủ Hublot, vị tỉ phú với những thương vụ không khoan nhượng

Một trong những vụ áp phe sốc nhất ngành thời trang thế giới vừa diễn ra vào cuối tháng 4 vừa qua khi tập đoàn xa xỉ hàng đầu LVMH, đứng đằng sau là tỉ phú CEO Bernard Arnault đã chính thức thâu tóm thành công thương hiệu Christian Dior. Và đây cũng chính là tập đoàn sở hữu thương hiệu đồng hồ xa xỉ sắp vào Việt Nam – Hublot.

Tỉ phú Bernard Arnault là người giàu nhất nước Pháp và giàu thứ 8 trên thế giới, theo xếp hạng của tờ Forbes. Tính đến tháng 4/2017, tài sản của ông được ước tính ở con số 51,5 tỉ đô.

Đế chế LVMH là tập đoàn số 1 thế giới về xa xỉ phẩm với 70 thương hiệu cao cấp cùng khoảng 4000 nhà bán lẻ, hoạt động trong 6 lĩnh vực nổi bật và sở hữu những thương hiệu như Louis Vuitton, Christian Dior, Givenchy,… rượu và đồ uống với Moet&Chandon, Hennessy, Dom Pérignon, và gần đây nhất là những sự đầu tư vào phân khúc đồng hồ với Hublot, Zenith hay Tag Heuer.

ảnh 1

Chân dung Bernard Arnault – ông chủ tập đoàn xa xỉ hàng đầu thế giới LVMH. 

Tuổi trẻ táo bạo

Tỉ phú Arnault ngay từ trẻ đã tỏ rõ khả năng kinh doanh táo bạo trời phú. Vốn theo học bằng kĩ sư tại ngôi trường danh tiếng Ecole Polytechnique của Pháp, sau đó về làm việc tại công ty xây dựng của gia đình ở tuổi 25.

Đến năm 1979, ông kế vị chức Chủ tịch khi vừa 30 tuổi. Tuy nhiên khi đó có một số thay đổi trong chính trường Pháp khiến gia đình Arnault quyết định di cư đến nước Mĩ.

Trở về và táo bạo hơn nữa

Arnault và gia đình trở về Pháp năm 1983. Ông nhận thấy cơ hội tuyệt vời để mua lại công ty dệt Boussac Saint-Freres, vốn sở hữu cổ phần tại nhà mốt cao cấp Christian Dior.

Arnault quyết định đầu tư 15 triệu đô và kêu gọi thêm 80 triệu đô bên ngoài để mua lại Boussac Sain-Freres. Thương vụ hoàn tất, các nhà máy dệt và tài sản khác được tiếp tục rao bán, chỉ giữ lại Christian Dior và Le Bon Marche. Ngài Arnault trở thành CEO của Dior năm 1985.

Lúc này, Arnault có dư khoảng 400 triệu đô. Năm 1987, ông được chủ tịch Henri Racamier của LVMH mời đầu tư vào LVMH group mới được thành lập từ Louis Vuitton và Moet Hennessy.

ảnh 2

 Chỉ hơn 40 tuổi, Bernard Arnault đã trở thành chủ tịch và CEO của đế chế LVMH.

Trong suốt các năm 1989 và 1990, Arnault cho thấy quyết tâm không khoan nhượng sau hàng loạt những thương vụ nội bộ, cho đến những tranh chấp tại tòa án.

Cuối cùng vào năm 1990, Arnault sở hữu 43,5% của LVMH, 35% quyền biểu quyết và chính thức trở thành chủ tịch và CEO của LVMH.

Quá trình thống nhất LVMH của ông được xem là một trong những vụ thâu tóm cam go và quyết liệt nhất trong lịch sử doanh nghiệp Pháp, khiến cho tên tuổi Arnault được nhắc đến với nỗi sợ hãi của các đối thủ kinh doanh, cho đến sự nể phục dành cho tính quyết đoán của ông.

Nhà lãnh đạo khó tính

Tham vọng của ngài Arnault là đưa LVMH trở thành một trong những tập đoàn xa xỉ lớn nhất thế giới, ngang tầm với hai tên tuổi trong lĩnh vực này là Richemont (Thuỵ Sĩ) và Kering (Pháp).

Chỉ trong 11 năm, trị giá thị trường của LVMH đã tăng lên ít nhất 15 lần, cả doanh thu và lãi suất tăng lên 500%. Nguyên lý của ông là các thương hiệu thuộc tập toàn khi được mua về sẽ vẫn hoạt động như những công ty độc lập, theo văn hoá và bản sắc lịch sử riêng.

ảnh 3

 Nguyên lý kinh doanh độc đáo của ngài Arnault đã giúp LVMH phát triển vượt bậc dù trong bối cảnh kinh tế nhiều biến động.

Vai trò của tập toàn là hỗ trợ những lợi ích chung cho các thương hiệu này. Cách làm này giúp cho sức sống của các thương hiệu thuộc LVMH phát triển bền vững và giữ được truyền thống trong bối cảnh kinh tế nhiều biến động.

LVMH tiếp tục thâu tóm thêm Celine năm 1988, Berluti và Kenzo năm 1993, Guerlain năm 1994, Marc Jacobs và Sephora năm 1997, Emilio Pucci năm 2000, Fendi, DKNY năm 2001, 17% của Hermes năm 2010 và gần đây nhất là toàn bộ nhà mốt Christian Dior năm 2017.

Arnault được biết đến là một CEO khốc liệt, sẵn sàng sa thải các nhân sự cao cấp từ khi ông lên nắm quyền. Những năm gần đây LVMH vẫn tiếp tục thâu tóm thêm các thương hiệu khác, trong cả lĩnh vực đồng hồ xa xỉ như Zenith, Tag Heuer và Hublot.

Cú bắt tay cùng phù thuỷ của ngành đồng hồ Jean-Claude Biver

Ngày nay LVMH cùng với Richemont và Swatch Group là 3 tập đoàn lớn nhất trong ngành đồng hồ xa xỉ thế giới. Toàn bộ các nhãn đồng hồ gồm TAG Heuer, Zenith và Hublot nằm dưới quyền ngài Jean-Claude Biver.

Được mệnh danh là “bậc thầy marketing của ngành đồng hồ”, Ngài Jean-Claude Biver bắt đầu sự nghiệp tại Audermar Piguet và sau đó là Omega.

ảnh 4

 Bernard Arnault và thương vụ thâu tóm thương hiệu đồng hồ Hublot.

Cũng có tính cách quyết đoán phần nào tương đồng với ngài Arnault, ngài Biver nhận thấy tiềm năng của thương hiệu Blancpain và thâu tóm thương hiệu này với cái giá khiêm tốn 25,000 CHF.

Với tầm nhìn chiến lược và biệt tài marketing, Blancpain đã hồi sinh thành công và được Swatch Group mua lại với giá 40 triệu CHF.

Kì tích của ngài JC Biver tiếp tục với công cuộc làm tái sinh Hublot từ một thương hiệu nhỏ trở thành sức ảnh hưởng thương mại toàn cầu và cuối cùng bán Hublot cho LVMH ở mức giá tin đồn khoảng 500 triệu đô năm 2008.

ảnh 5

 Tin tưởng vào tài năng của Jean-Claude Biver (phải), Bernard Arnault đã quyết định mua lại Hublot và đưa tên tuổi này trở thành thương hiệu toàn cầu. Ngài Biver nhận lời mời của ngài Arnault để trông coi các nhãn đồng hồ cho LVMH.

Về một nhà với các tên tuổi xa xỉ hàng đầu khác của LVMH và tiếp tục dưới bàn tay dẫn dắt của JC Biver, Hublot ngày nay có sức phủ sóng rộng khắp trên nhiều lĩnh vực, được biết đến là bạn đồng hành của Ferrari, nhà tài trợ của FIFA World Cup – những sự kiện lớn nhất hành tinh.

Theo Dân Trí

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Trả lời

Close