Khám pháSống

Chiết Giang: Vùng đất “địa linh nhân kiệt” đã sinh ra Jack Ma

Dù Chiết Giang chỉ chiếm 5% dân số Trung Quốc, khu vực này sản sinh ra tới 15% người giàu có nhất ở quốc gia này.

Tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc là nơi sản sinh ra 72 tỉ phú, nhiều thứ 2 chỉ sau bang California, Mỹ với 92 người theo một thống kê của Hurun Report.

Riêng Hàng Châu – thủ phủ của Chiết Giang có tới 32 tỷ phú sinh sống – nhiều hơn con số tương tự của Paris, Pháp là 30 và San Francisco, Mỹ là 28.

Vậy điều gì khiến ngôi làng này sản sinh ra nhiều tỉ phú tới vậy?

Phóng viên tờ CNN đã quyết định tìm đến Jack Ma – doanh nhân giàu có, đáng kính nhất đồng thời là người quê gốc tại đây để hỏi chuyện.

Câu trả lời của ông khiến nhiều người ngỡ ngàng: “Đó là nhờ những khu vực phụ cận Hàng Châu, văn hóa Hàng Châu, truyền thống lịch sử của Hàng Châu”.

Bản thân Jack Ma thành lập nên Alibaba tại Hàng Châu vào năm 1999 và vẫn để trụ sở tập đoàn tại đây kể từ đó.

Thành phố này cách thượng Hải 100 dặm về phía tây nam và đóng vai trò là trung tâm thương mại của khu vực.

Hàng Châu từng là thủ đô của Trung Quốc dưới triều đại nhà Tống trong giai đoạn từ năm 1127 tới 1276 chính vì vậy nơi đây có sự phát triển sâu sắc về kinh tế, chính trị và văn hóa.

Nhờ những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp như Tây Hồ, Hàng Châu còn là nơi thu hút rất nhiều nhà thơ, họa sỹ, triết gia. Do vị trí nằm ở vùng châu thổ sông Dương Tử, đây trở thành cứ điểm quan trọng của kênh đào Grand Canal – cho phép giao thương thuận tiện trong nước và quốc tế.

Lịch sử hiện đại của Hàng Châu đóng vai trò lớn trong sự phát triển của đất nước Trung Quốc nói chung. Trong năm 1972, Richard Nixon trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên tới Trung Quốc và Hàng Châu là một trong số ít điểm ông ghé thăm.

“Đây là một trong những thành phố đầu tiên tham gia vào công cuộc mở cửa của Trung Quốc. Nhờ vậy, rất nhiều du khách nước ngoài có cơ hội tới đây, nhất là người Mỹ. Bản thân tôi đã nhận được rất nhiều lợi ích từ sự cởi mở của Hàng Châu với người nước ngoài”, tỷ phú Jack Ma chia sẻ.

Khi còn nhỏ, Jack Ma thường đạp xe tới Tây Hồ để luyệt tập tiếng Anh. Điều này giúp ông phát triển được những mối quan hệ bạn bè lâu dài và học hỏi được nhiều nét văn hóa phương tây.

“Khi tái cơ cấu nền kinh tế lần đầu tiên vào những năm 1980, Hàng Châu và những thành phố khác ở Chiết Giang như Ninh Ba nhanh chóng thành lập nên những công ty tư nhân”, theo Chen Zongian – chủ tịch Hikvision – một trong những nhà cung cấp lớn nhất thế giới các loại camera giám sát có trụ sở tại Hàng Châu.

Những thế hệ doanh nhân đầu tiên trong giai đoạn này đã tạo dựng được các doanh nghiệp phụ thuộc vào nguồn lao động vốn không có kinh nghiệm, sản xuất những hàng hóa như giày, quần áo. Chen gọi họ là “những kẻ táo bạo” và tinh thần “nhất định thành công miễn là biết cố gắng” tạo ra hưởng rất lớn đến thế hệ sau này.

Nhóm doanh nhân thứ 2 ra đời vào khoảng cuối những năm 1990 và đầu năm 2000 có kỹ năng công nghệ cao hơn.

Hiện tại, đang có một làn sóng thứ 3 với những doanh nghiệp sản xuất dịch vụ dựa trên internet như các nền tảng cho nhà thông minh và trí tuệ nhân tạo.

“Họ có thể vẫn ở đây và xây dựng doanh nghiệp bởi đã có nhiều mô hình doanh nghiệp mẫu trước đó để học tập và tiếp cận với nhiều nguồn vốn địa phương hơn”.

Trong số 72 tỉ phú tới từ Chiết Giang có những cái tên đáng kể tới như: Neil Shen – nhà đầu tư mạo hiểm và nhà sáng lập Sequoei Capital China tại Bắc Kinh; Ding Lei – nhà sáng lập của NetEase cũng có trụ sở tại Bắc Kinh; Frank Wang – nhà sáng lập và CEO của nhà sản xuất máy bay không người lái DJI có trụ sở tại Hàng Châu và Li Khufu – nhà sáng lập của Geely Auto Group – đơn vị sở hữu Volvo và có trụ sở tại Hàng Châu.

“Người Chiết Giang vượt trội hơn hẳn so với doanh nhân ở những khu vực khác tại Trung Quốc”, Chủ tịch Rupert Hoogewerf của Hurun nói. “Họ có tinh thần cộng tác và tài năng xuất chúng”.

Dù Chiết Giang chỉ chiếm 5% dân số Trung Quốc, khu vực này sản sinh ra tới 15% người giàu có nhất ở quốc gia này.

Ông tin rằng Chiết Giang sẽ tiếp tục tạo ra nhiều triệu và tỉ phú hơn nữa và tất cả là nhờ Jack Ma.

Theo Hoogewerf: “Jack Ma đã làm việc cùng rất nhiều đối tác tại Trung Quốc và thực hiện những khoản đầu tư rộng khắp”. Trong 6 năm qua, Alibaba đã dành 30 – 40 tỉ USD cho khoảng 100 thương vụ đầu tư và thâu tóm.

Ngoài ra một nguồn tin thân cận cho biết, Ant Financial – đơn vị sở hữu nền tảng thanh toán Alipay – chi nhánh tài chính của Alibaba sẽ sớm IPO và nếu thành công, thương vụ này có thể tạo ra một tỉ phú mới đó là CEO Lucy Lei Peng. Hiện tại số tài sản của cô này được Hurun ước tính vào khoảng 940 triệu USD.

“Alibaba và Ant Financial tạo ra nhiều tỉ phú hơn bất kỳ công ty nào khác ở Trung Quốc. Họ là một tập đoàn thành công điển hình”.

Jack Ma thì tỏ ra khiêm tốn: “Tôi sẽ không nói Alibaba đã thành công. Hàng Châu giúp tôi rất nhiều và tôi sẽ luôn dành những điều tốt đẹp nhất cho thành phố này”.

Theo Trí Thức Trẻ/CNN

Comments

comments

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Trả lời

Close