Câu chuyệnKinh doanh

Doanh nghiệp Việt hãy phục vụ tầng lớp trung lưu đang chiếm ưu thế

Theo ông Michael Kokalari, Chuyên gia Kinh tế trưởng VinaCapital, tầng lớp trung lưu tại Việt Nam đang chiếm khoảng 20% và dự kiến sẽ tăng lên khoảng 1/3 dân số trong 3-4 năm tới. Đây là mỏ vàng cho những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, hàng hóa cho tầng lớp này.

Ông Kokalari mở đầu bài phát biểu của mình tại một sự kiện do LBC (Leading Bussiness Club) tổ chức ở TP HCM gần đây bằng việc giới thiệu bản thân đã làm việc ở Việt Nam 8 năm. Ông từng học tại Đại học Harvard.

Tóm tắt lại tình hình kinh tế Việt Nam năm 2017, tác động của kinh tế thế giới tới Việt Nam, ông Kokalari rút ra kết luận về điều gì đang chờ đợi doanh nghiệp trong năm 2018.

Doanh nghiệp Việt còn tìm kiếm gì nữa: Các gia đình trung lưu với thu nhập cao chính là “mỏ vàng” béo bở nhất, hãy phục vụ họ đi thôi! - Ảnh 1.

Ông Michael Kokalari, Chuyên gia Kinh tế trưởng VinaCapital.

Nếu giá dầu năm 2017 tăng, tăng trưởng GDP sẽ thêm 0,5% nữa

Ông Kokalari nhận định tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2016 là 6,2%. Năm 2017 là 6,8%, cao hơn so với dự kiến của chính phủ, trong khi đó lạm phát không tăng. Có thể nói đây là thời điểm tốt cho nền kinh tế.

Ông Kokalari cũng chỉ ra thêm rằng, một yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế 2017 đó là giá dầu. Năm 2017, giá dầu giảm nên tăng trưởng kinh tế chậm lại. Nếu giá dầu tăng, tăng trưởng kinh tế có thể tăng thêm 0,5% nữa.

Tác động kinh tế thế giới đến kinh tế Việt Nam 2018

Chuyên gia đến từ VinaCapital nhận định rằng trong nền kinh tế hội nhập hiện nay, kinh tế Việt Nam liên kết chặt chẽ với thế giới. Các vấn đề kinh tế xảy ra ở Trung Quốc, châu Âu, Mỹ đều tác động đến kinh tế Việt Nam.

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump cắt giảm thuế là câu chuyện được nhiều người quan tâm. Theo ông Kokalari, cắt giảm thuế sẽ không tác động nhiều đến nền kinh tế và năm 2018, tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ khoảng như 2018. Hàm ý rằng xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ từ Việt Nam cũng đâu đó bằng năm 2017, khoảng 10%.

Còn ở châu Âu, các ngân hàng châu Âu vẫn đang bơm tiền để kích thích nền kinh tế. Và việc bơm tiền vào nền kinh tế ở châu lục này đâu đó cũng ảnh hưởng gián tiếp vào Việt Nam. Năm 2017, thị trường chứng khoán Việt Nam tăng trưởng ngoạn mục, luồng tiền đổ vào thị trường này tăng trưởng 55% từ đầu năm đến cuối năm. Tiền đầu tư ngoại có thể đến từ nhà đầu tư châu Âu. Ông Kokalari khẳng định, đây không phải là nguyên nhân duy nhất nhưng là một phần vì nhà đầu tư châu Âu có thể đầu tư vào Việt Nam.

Còn phía Trung Quốc, ông Kokalari cho rằng nhìn lại năm 2011, Việt Nam gặp vấn đề nợ xấu. Và hiện nay, Trung Quốc cũng đang đối mặt với nợ xấu và điều nay có thể làm chậm lại tăng trưởng kinh tế của nước này. Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc không cao thì sẽ không tác động tiêu cực nhiều đến Việt Nam.

Vậy điều gì chờ đợi kinh tế Việt Nam trong năm 2018?

Chuyên gia kinh tế đến từ VinaCapital nhấn mạnh đến chỉ số tăng trưởng tín dụng tiêu dùng năm 2017 là 65%. Đó là số hiệu về kinh tế rất ấn tượng. Tăng trưởng tín dụng tiêu dùng cao giải thích vì sao xe hơi nhiều hơn, nhiều người tới nhà hàng hơn, sức mua tăng vì người dân vay tiêu dùng nhiều hơn.

“Hàm ý đối với doanh nghiệp Việt Nam là gì? Điều gì chờ đợi trong năm 2018? Tôi là nhà kinh tế, không phải nhà kinh doanh nhưng tôi cho rằng phân khúc đang mở ra rất nhanh đó là các hộ gia đình có thu nhập cao. Họ có nhu cầu cao về hàng hóa cao cấp hơn”, ông Kokalari khẳng định.

“Về số lượng, tầng lớp trung lưu đang chiếm khoảng 20%. Với tốc độ như hiện nay, khoảng 3,4 năm nữa sẽ chiếm khoảng 1/3 dân số Việt Nam. Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam”, vị chuyên gian diễn giải.

Ông cũng đưa ra dự báo rằng năm 2018, tăng trưởng kinh tế sẽ là 6,6%, cao nhưng không bằng năm 2017 do tín dụng tiêu dùng năm 2017 bùng nổ. Năm nay, tăng trưởng tín dụng sẽ không được như năm 2017 nên ảnh hưởng đến sức mua.

Thế Trần

Theo Trí Thức Trẻ

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Trả lời

Close