CEO Thế giớiNhân vật

Đứng dậy sau thất bại khiến công ty bố vợ phá sản, ông chủ người Nhật trở thành tỷ phú nhờ bán hàng đồng giá 1 USD

Việc bán những sản phẩm tiêu dùng hàng ngày cho những người có thu nhập trung bình đã giúp ông chủ chuỗi cửa hàng giảm giá lớn nhất Nhật Bản trở thành tỷ phú.

Đứng dậy sau thất bại khiến công ty bố vợ phá sản, ông chủ người Nhật trở thành tỷ phú nhờ bán hàng đồng giá 1 USD

Hirotake Yano là nhà sáng lập và chủ tịch Daiso Sangyo – thương hiệu tự cho mình là “thiên đường mua sắm của người Nhật”. Nhờ là người tiên phong trong cả nước áp dụng mô hình bán hàng đồng giá, Yano đã xây dựng nên khối tài sản trị giá 1,9 tỷ USD theo thống kê của Bloomberg.

“Hirotake Yano đã chọn lựa được thời điểm hoàn hảo”, theo Pascal Martin – đối tác tại công ty tư vấn chiến lược IC&C nói. “Ông ấy mở cửa hàng 100 yen đầu tiên vào năm 1991 – 2 năm sau khi bong bóng kinh tế Nhật Bản vỡ và văn hóa tiêu dùng của người Nhật bắt đầu có một sự dịch chuyển đáng kể”.

Yano hiện 74 tuổi hiện từ chối đưa ra bình luận về vấn đề này.

Con đường trở thành doanh nhân của Yano phải thẳng tắp. Sau khi tốt nghiệp Đại học Chuo tại Tokyo, ông đã trải qua rất nhiều công việc khác nhau bao gồm cả điều hành doanh nghiệp cá của bố vợ cho tới khi bị phá sản.

Ông bắt đầu nhập hàng hóa trên thùng sau xe tải vào năm 1972 và nảy ra ý tưởng bán đồng giá 100 yen cho tất cả các sản phẩm để đỡ tốn thời gian ghi giá cho mỗi sản phẩm. Ông thành lập nên Daiso – từ trong tiếng Nhật có nghĩ là “tạo ra một thứ gì đó lớn lao” vào năm 1977.

Doanh thu một số chuỗi bán lẻ tại Nhật Bản

Doanh thu một số chuỗi bán lẻ tại Nhật Bản

Mức lương đình trệ cộng với nền kinh tế ảm đảm tạo ra những thay đổi cơ bản trong thói quen tiêu dùng của người Nhật Bản những thập kỷ gần đây. Mọi người có xu hướng tìm kiếm những thứ giá trị tốt hơn với đồng tiền mình bỏ ra. Điều này tạo tiền đề khai sinh ra ngành công nghiệp bán lẻ giảm giá của Nhật Bản với doanh thu hàng năm khoảng 600 tỷ yen (tương đương 5,4 tỷ USD).

Daiso – tập đoàn lớn nhất trong đó đang điều hành hơn 3.150 cửa hàng nội địa và 1.800 cửa hàng nước ngoài. Doanh thu tính đến tháng 3/2017 đạt 420 tỷ yen, tăng từ mức 81,8 tỷ yen trong năm 1999.

Seria Co – hãng bán lẻ lớn thứ 2 Nhật Bản chứng kiến cổ phiếu tăng 39% trong năm nay, đẩy giá trị của 37% cổ phần mà Hiromitsu Kawai và gia đình ông nắm giữ lên mức 1,3 tỷ USD. Kawai – người tạo lập nên doanh nghiệp này vào năm 1987 đã truyền lại quyền kiểm soát cho người cháu của mình là Eiji Kawai – người gia nhập ban giám đốc vào năm 1003 và trở thành chủ tịch công ty vào tháng 6/2014.

Masanori Kobayashi – người phát ngôn của Seria hiện xác nhận về cổ phần nắm giữ của gia tộc sáng lập nhưng từ chối bình luận về khối tài sản của họ.

Seria chứng kiến mức tăng trưởng vượt hơn 1% so với các đối thủ khác theo chuyên gia phân tích Kousuke Narikiyo của Nomura Holdings. Công ty đang tìm cách giành được lợi thế cạnh tranh thông qua hệ thống quản lý hàng tồn kho còn Daiso lại nhấn mạnh vào số lượng để tăng lợi nhuận.

Daiso bán khoảng 70.000 mặt hàng, từ cắt móng tay, đầu mannequin, móc chìa khóa, quần áo cho thú cưng, đệm ghế cho đến các hộp nhựa đựng đồ. Doanh thu của Daiso tăng trưởng 6,3%, thấp hơn con số 11% của chuỗi cửa hàng đồng giá lớn thứ hai Nhật Bản là Seria.

Yano đã tạo lập thành công của mình nhờ cách lựa chọn nguồn hàng thông minh – cho phép họ cung cấp những sản phẩm chất lượng cao và tất cả chỉ với giá 100 yen – tương đương khoảng 1 USD. Việc thương thảo trực tiếp với nhà sản xuất để đặt hàng những sản phẩm chất lượng với mức giá rẻ là chiến lược giống với Walmart – nhà bán lẻ lớn nhất thế giới.

Trong khi nền kinh tế Nhật Bản đã có những cải thiện đáng kể – với 5 tháng liên tiếp tăng trưởng – mức dài nhất trong 1 thập kỷ gần đây thì việc muốn mua những sản phẩm giảm giá dường như vẫn ăn sâu vào tiềm thức người tiêu dùng.

“Người Nhật vẫn muốn tiết kiệm. Họ không thể từ bỏ thói quen mua hàng với giá cả phải chăng đã hình thành từ cả 20 năm qua”.

Vân Đàm

Theo Trí Thức Trẻ/Bloomberg

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Trả lời

Close