Công nghệKhoa học

Elon Musk muốn upload não bộ con người lên internet – ông sẽ phải đối mặt với khó khăn nào?

Việc kết nối não bộ và máy tính sẽ là chìa khóa, là sự khẳng định rằng con người vượt trội hơn trí tuệ nhân tạo

Elon Musk muốn upload não bộ con người lên internet - ông sẽ phải đối mặt với khó khăn nào?

Dù bạn có tin hay không và đã sẵn sang hay chưa, thì máy tính và não bộ con người đã giao tiếp với nhau thường xuyên trong những phòng thí nghiệm công nghệ cao rồi. Không chỉ dừng lại ở đó bởi sau quá trình kết nối và tập luyện, mối liên kết máy móc – con người đang dần trở nên khăng khít hơn. Ví dụ cho những ứng dụng của liên kết này? Những người tàn tật hiện đã có thể di chuyển những chi robot của mình chỉ với sức mạnh của não bộ mình.

Ta đang mơ tưởng tới một tương lai điều khiển xe cộ (thậm chí là cả tàu vũ trụ?) chỉ bằng suy nghĩ của mình, tải não của ta lên một hệ thống máy tính mạnh mẽ xứng tầm với khả năng con người và cuối cùng, tạo ra một người-lai-robot hoàn thiện – một cyborg.

Và bạn biết gì không, Elon Musk đã chính thức đặt chân vào cuộc đua tới tương lai này. CEO của Tesla và SpaceX vừa mới xây dựng thêm Neuralink – một công ty nhắm tới mục tiêu liên kết trí óc con người và máy tính. Musk có thể phát triển xe tự lái, tên lửa tái chế nhưng liệu, cái ước mơ xa vời của kết hợp não bộ và máy tính có thực hiện được?

Công nghệ thần kinh lần đầu tiên được đưa ra bởi Jaques Vidal vào hồi những năm 1970, ông nêu lên ý tưởng về việc ghi điện não – việc theo dõi và ghi lại song não thông qua những cảm biến được đặt trên da đầu của con người – có thể được sử dụng để tạo nên những hệ thống cho phép con người điều khiển những vật thể, những thiết bị khác.

Ý tưởng này bao gồm việc sử dụng các thuật toán máy tính để biến những thông số điện não trở thành những mệnh lệnh mà máy móc có thể hiểu được. Từ thời điểm đó, con người bắt đầu hứng thú hơn với khía cạnh khoa học mới mẻ này, và bắt đầu đi tìm hiểu và nghiên cứu về nó.

Quả thực, giao diện “não bộ-máy tính” này đã cho ta những cuộc cách mạng trong công nghệ giúp đỡ con người – cho phép những người bại liệt có thể dần cử động lại được tứ chi và thậm chí, họ còn có thể bước đi một lần nữa. Trong vài năm qua, những khoản đầu tư lớn vào ngành này từ phía Mỹ và Châu Âu đã khiến những công nghệ tiên tiến như vậy phát triển mạnh mẽ. Ta đang có khả năng cường hóa bản thân mình bằng công nghệ máy móc.

Sự kết hợp giữa con người và công nghệ thậm chí có thể mạnh mẽ hơn cả trí tuệ nhân tạo. Ví dụ, khi ta đưa ra quyết định dựa trên một sự kết hợp giữa ý thức và lý lẽ, công nghệ thần kinh sẽ có khả năng cường hóa nhận thức của con người. Phản xạ con người không tồi, nhưng ta sẽ có thể đẩy cái giới hạn ấy xa hơn nữa bằng công nghệ cường hóa thần kinh.

Đó mới chỉ là những viễn cảnh ta vẽ ra, trong một tương lai ta có thể gắn não bộ với máy móc. Tiến trình phát triển hiện tại dù đang diễn ra nhưng vẫn ở tốc độ chậm. Những cỗ máy đo đạc và phân tích điện não an toàn cho con người, nhưng những hồ sơ lưu trữ lại đều là những tín hiệu khá nhiễu loạn. Hơn nữa, những phòng thí nghiệm nghiên cứu vấn đề này chủ yếu tập trung vào cách thức phân tích chức năng não của con người nhằm đưa ra những ứng dụng thiết thực, nhưng lại chưa có sản phẩm thực tế nào.

Để vượt qua những giới hại này, nhiều công ty lớn đã công bố rằng họ sẽ đầu tư nhiều hơn vào thứ giao diện não bộ-máy tính này. Bryan Johnson từ công ty trí tuệ con người Kernel mới mua lại KRS, một công ty hứa hẹn mở ra một cuộc cách mạng dữ liệu nhằm giúp ta hiểu hơn về những căn bệnh thoái hóa thần kinh. Trong khi đó, Facebook cũng đang tuyển thêm những kĩ sư giao diện não bộ-máy tính về để trợ giúp cho dự án Building 8 của mình.

Và công ty Neuralink của Elon Musk sẽ là một cơ sở nghiên cứu nữa đặt chân vào lĩnh vực này. Công nghệ “dây nối thần kinh” của họ sẽ bao gồm việc lắp đặt thêm điện cực vào não bộ để đo đạc tín hiệu. Điều này sẽ cho phép ta có được những tín hiệu thần kinh tốt hơn và rõ ràng hơn công nghệ điện não hiện tại, có điều cần phải phẫu thuật để có thể thực hiện được.

Hiện dự án này vẫn còn rất bí ẩn, dù rằng Musk đã buông lời hứa hẹn sẽ sớm đưa ra thêm những thông tin chi tiết. Năm ngoái, ông có nói rằng cần một giao diện não bộ-máy tính tồn tại để chứng tỏ con người vượt lên trên trí tuệ nhân tạo.

Đây quả là một dự án đầy tham vọng, xét tới việc công nghệ của chúng ta vẫn còn quá nhiều giới hạn. Ví dụ như công cụ phát âm BCI cho phép con người nói được những từ xuất hiện trên màn hình máy tính bằng ý nghĩ, nhưng tốc độ vẫn cực kì chậm và hiển nhiên là không bì được với tốc độ giao tiếp thông thường.

Điều chúng ta thực sự cần bây giờ để khiến cho công nghệ này có thể khả thi là một kĩ thuật đo hoạt động não một cách chính xác và đơn giản (không cần tới phẫu thuật).

Bên cạnh đó, ta cũng cần phải hiểu rõ hơn chính bộ não của mình, để có thể mã hóa được những suy nghĩ của con người.

Bạn đừng buồn khi biết sự thực rằng việc tải suy nghĩ của con người lên não bộ là bất khả thi với công nghệ hiện tại. Thậm chí có những quá trình xử lý của não, cụ thể là xử lý khả năng ghi nhớ hiện vẫn chưa được hiểu hết cơ mà. Có lẽ phải 20 năm nữa, ta mới có được một giao diện não bộ-máy tính.

Nhưng nhưng trở ngại lớn trên không khiến việc Elon Musk tiếp cận ngành này trở thành vô ích. Một dây liên kết thần kinh có thể được sử dụng để nghiên cứu về cách thức hoạt động của não bộ hay áp dụng trong việc chữa trị những chứng bệnh rối loạn thần kinh. Khi kết hợp dây liên kết thần kinh với những điện cực trong não, ta có thể “đọc” được hoạt động của não, khiến việc phân tích và nghiên cứu dễ dàng hơn sau này.

Vẫn không có nghĩa là người ta sẵn sàng gắn một điện cực lên não bộ của mình – đây chính là trở ngại về mặt đạo đức mà ta gặp phải. Phần lớn người ta đã không muốn phẫu thuật não bộ rồi, nói gì tới việc “cài cắm” thêm thiết bị gì vào đầu để nghiên cứu khoa học.

Điều này có thể khiến cho quá trình phát triển tương lai chậm lại, nhưng đó không phải lý do để ta ngừng tin tưởng. Những khái niệm mới cho tương lai này là cực kì quan trọng, mở ra những giới hạn mới cho con người vươn tới. Ngành công nghệ thần kinh mới chỉ phát triển vài năm sau khi con người đặt trên lên Mặt Trăng – khi ấy, giao diện não bộ-máy tính vẫn chỉ được coi là khoa học giả tưởng.

Năm 1965, người ta đã lạc quan nói rằng tới năm 2016, trí tuệ con người sẽ có thể dược cường hóa bằng các loại thuốc và bằng cách liên kết trực tiếp với máy tính. Ta có thể chưa đạt được hoàn toàn ước mơ ấy, nhưng cũng chẳng thiếu lý do để cho ta tin tưởng.

Trí Thức Trẻ

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Trả lời

Close