CEO Thế giớiNhân vật
Gã nghiện giày Phil Knight
Phil Knight – nhà sáng lập, CEO thương hiệu giày Nike là một doanh nhân thông minh, tài năng và cạnh tranh, và cũng là một người kể chuyện xuất sắc.
Phil Knight – nhà sáng lập, CEO thương hiệu giày Nike |
“Cuốn sách hay nhất năm ngoái tôi đọc là Gã nghiện giày của nhà sáng lập Nike, Phil Knight. Phil là một doanh nhân thông minh, tài năng và cạnh tranh, và cũng là một người kể chuyện xuất sắc”. Đó là lời khen mà huyền thoại đầu tư Warren Buffett dành cho cuốn tự truyện của ông chủ thương hiệu giày thể thao Nike – Shoe Dog: A Memoir by the Creator of Nike (bản tiếng Việt do NXB Trẻ ấn hành có tựa là Gã nghiện giày – Tự truyện của nhà sáng lập Nike).
Tốt nghiệp trường kinh doanh, 24 tuổi, Phil Knight mượn 50 đô la của bố và thành lập công ty với một sứ mệnh đơn giản: nhập khẩu giày chạy chất lượng cao, giá rẻ từ Nhật Bản. Bán giày trên thùng chiếc xe Plymouth Valiant, Knight kiếm được 8.000 đô la trong năm đầu tiên – năm 1964. Ngày nay, doanh số hàng năm của Nike vượt mức 30 tỷ đô la. Và logo của Nike không chỉ là logo, nó còn là biểu tượng của vẻ đẹp và sự vĩ đại, là một trong số ít các biểu tượng được nhận diện ngay tức thì trong mọi ngõ ngách trên thế giới này.
Nhưng Knight, người đàn ông đằng sau logo ấy, vẫn luôn bí ẩn, cho đến khi Shoe Dog: A Memoir by the Creator of Nike được phát hành.
Không đao to búa lớn, không có những triết lý sống được đúc kết thành bài học, với cuốn tự truyện này, Knight kể lại câu chuyện của mình một cách hài hước. Và có lẽ vì vậy mà nó rất cuốn hút.
Bên cạnh nhiều chiến thắng lớn lao và những cú thoát hiểm ngoạn mục trên con đường kinh doanh của mình, Knight kể chi tiết rất nhiều rủi ro đáng sợ mà ông phải đối mặt, những trở ngại to lớn, những đối thủ cạnh tranh khốc liệt, vô số những người ngờ vực và ghét bỏ cùng những ông chủ ngân hàng thù địch… Trên tất cả, ông nhớ lại những mối quan hệ nền tảng đã hình thành nên “trái tim và khối óc” vĩ đại của Nike với vị cựu huấn luyện viên điền kinh nghiêm khắc và uy tín Bill Bowerman cùng những nhân viên đầu tiên của mình, một nhóm người lập dị và tài năng, những con người đà nhanh chóng trở thành anh em thân thiết cùng đam mê dấu swoosh (logo của Nike). “Đó là một hành trình đầy xáo trộn, nguy hiểm, hỗn loạn với những sai lầm, tranh đấu bất tận và hy sinh”, theo lời tỷ phú công nghệ Bill Gates.
Nhà sáng lập Microsoft còn phát hiện ra rằng trong những trang sách này, “Knight đưa ra cách thức mà rất ít CEO sẵn sàng theo đuổi. Anh thực sự kiên cường với chính bản thân mình cũng như những thất bại… Knight trung thực, một cách đáng ngạc nhiên, về tính ngẫu nhiên trong thành công của công ty mình”.
Gã nghiện giày – Tự tuyện của nhà sáng lập Nike, nguyên tác: Shoe Dog: A Memori by the Creator of Nike, Trần Lê dịch, bản quyền tiếng Việt: NXB Trẻ. |
Một số trích đoạn trong Gã nghiện giày:
Bình minh: “Nhiều lần tôi đã rất muốn trở thành một tiểu thuyết gia vĩ đại, một nhà báo lớn, một chính khách nổi tiếng. Nhưng mơ ước tột cùng luôn muốn là trở thành một vận động viên vĩ đại. Buồn thay, số phận chỉ khiến tôi trở nên tốt đẹp, chứ không thể trở nên vĩ đại. Ở độ tuổi 24, cuối cùng tôi phải chấp nhận sự thật đó. Tôi đã quanh quẩn ở Oregon và tự mình muốn được nổi tiếng, trong khoảng 3-4 năm. Nhưng chỉ thế thôi, chấm hết. Bây giờ, khi tôi bắt đầu chạy hết tốc lực từng dặm một trong vòng 6 phút, khi ông mặt trời ló dạng hắt ra cái nóng xuống những tán lá thấp nhất của những hàng thông, tôi tự hỏi: Nếu có một con đường dù không trở thành một vận động viên nhưng vẫn cảm nhận được những gì các vận động viên có thì sao? Để tham dự cuộc chơi toàn thời gian thay vì phải làm việc? Hay để có được sự ham thích công việc nhiều đến mức về cơ bản cuộc chơi và công việc trở thành một thứ”.
Sau khi vất vả và chờ đợi khá lâu để có được những đôi giày Tiger đặt từ Nhật Bản, Knight hăm hở bắt tay vào công việc kinh doanh. Ông kể:
“Sau khi bị từ chối bởi một vài cửa hàng bán đồ thể thao, kiểu như “Này cậu, những gì mà thế giới không cần chính là việc có thêm một loại giày chạy nữa đấy!”, tôi lái xe đi khắp vùng Tây bắc Thái Bình Dương, đến tham dự nhiều sự kiện thi đấu điền kinh. Giữa các cuộc đua, tôi bắt chuyện với các huấn luyện viên, vận động viên, người hâm mộ và cho họ xem mẫu giày của tôi. Phản ứng luôn giống nhau. Họ không đặt hàng một cách nhanh chóng.
Lái xe trở lại Portland, tôi bối rối với thành công bất ngờ trong bán hàng. Tôi nhận ra việc bán giày không phải là việc bán hàng. Tôi đặt niềm tin vào việc chạy. Tôi tin rằng nếu mọi người cũng ra ngoài và chạy một dặm mỗi ngày thì thế giới sẽ tốt đẹp hơn. Và tôi tin rằng việc chạy trong những chiếc giày này là tốt hơn. Cảm nhận được niềm tin của tôi, mọi người cũng muốn một phần nào đó cho bản thân họ.
Sự tin tưởng, tôi quyết định. Niềm tin không thể cưỡng lại được.
Đôi khi mọi người muốn có mẫu giày của tôi đến mức họ đã viết thư hoặc điện thoại nói rằng họ biết đã c1 mẫu giày Tiger mới và phải có một đôi, liệu tôi có thể gửi hàng cho họ theo hình thức giao hàng trả tiền không. Thậm chí không cần đến những nỗ lực của tôi, việc kinh doanh đặt hàng qua thư của tôi cũng ra đời.
…
Cuộc sống thật tuyệt. Thậm chí tôi còn có bạn gái mặc dù không có nhiều thời gian dành cho cô ấy. Tôi thấy hạnh phúc, có lẽ hạnh phúc như tôi chưa bao giờ nếm trải, và hạnh phúc có thể nguy hiểm. Nó làm lu mờ hết cảm giác. Vì vậy, tôi đã không chuẩn bị cho lá thư khủng khiếp đó.
Nó đến từ một vị huấn luyện viên môn đấu vật ở trường phổ thông tại một thị trấn kém phát triển nào đó ở phía Đông. Tôi phải đọc lá thư đến hai lần mới hiểu được. Vị huấn luyện viên đó cho biết ông vừa trở về từ Nhật Bản, ông đã gặp những lãnh đạo hàng đầu ở Onitsuka và họ đã công nhận ông là nhà phân phối độc quyền ở khắp nước Mỹ. Vì ông ấy biết tôi đang bán giày Tiger, do đó tôi đang kinh doanh trộm, và ông ra lệnh cho tôi – Ra lệnh – dừng lại!
Tim tôi đập thình thịch, tôi gọi điện cho người anh họ. Anh đã tốt nghiệp trường luật Stanford và hiện đang làm việc cho một hãng luật nổi tiếng. Tôi đề nghị anh xem xét kỹ người gửi thư, xem những khả năng ông ta có thể làm, sau đó gửi lại cho gã này một bức thư. Người anh họ hỏi “Chính xác thì viết những gì?”. Tôi đáp, “Viết rằng bất kỳ nỗ lực nào xen vào Blue Ribbon sẽ được đáp lại bằng những hành động pháp lý thích hợp”.
“Doanh nghiệp” của tôi mới có hai tháng tuổi và tôi đã bị kéo vào một cuộc chiến pháp lý hay sao? Thật đáng đời tôi vì dám cho mình là đã hạnh phúc.
Tôi thảo nhanh một lá thư điên rồ gửi tới Onitsuka: “Kính thưa các ngài, tôi rất lấy làm buồn phiền khi nhận được một lá thư sáng nay từ một người ở Manhasset, New York, nói rằng…?
Tôi chờ phản hồi.
Và chờ đợi.
Tôi lại viết.
Chẳng có gì đáp lại.
Người anh họ cho biết ngài Manhasset là một người nổi tiếng. Trước khi trở thành huấn luyện viên môn đấu vật, ông ta là một người mẫu – một trong những người mẫu đầu tiên quảng cáo cho Marlboro. Rất hay, tôi nghĩ. Tôi chỉ cần bằng đó. Một trận đấu ngu xuẩn với chàng cao bồi huyền thoại Mỹ.
Tôi rơi vào tình trạng cực kỳ đáng sợ. Tôi trở nên cáu gắt, kinh doanh đình trệ, bạn gái rời xa. mỗi tối, tôi lại ngồi ăn với gia đình, nhồi nhét rau và phần thịt nướng vàng ươm mẹ để trên đĩa. Sau đó tôi ngồi với bố trong phòng xem ti vi một cách buồn bã. “Trông con như người mất hồn ấy. Bỏ ngay cái thái độ đó đi”, bố tôi nói.
Nhưng tôi không thể. Tôi tiếp tục nghĩ đến cuộc gặp ở Onitsuka. Những người điều hành ở đó đã cho tôi thấy những hành động cung kính. Họ đã cúi chào tôi, và tôi cũng đã đáp lại như vậy. Tôi đã thẳng thắn với họ, trung thực – với hầu hết mọi thứ. Đúng, về “kỹ thuật” không sở hữu một doanh nghiệp mang tên Blur Ribbon, nhưng đó chỉ là chuyện nhỏ. Bây giờ tôi đã sở hữu công ty và chỉ mình nó đưa giày Tiger đến khu Bờ Tây, và nó có thể bán hàng nhanh gấp mười lần nếu Onitsuka cho tôi một nửa cơ hội. Thay vào đó, công ty lại đang gạt tôi ra ngoài? Ném tôi đi vì cái gã Marlboro chết tiệt? Thiện chí để đâu mất rồi.
Đến cuối mùa hè, tôi vẫn không nhận được hồi âm gì từ Onitsuka và tôi đã làm tất cả ngoại trừ việc từ bỏ ý tưởng bán giày. Và không từ bỏ có nghĩa là phải quay trở lại Nhật. Tôi cần phải đấu tranh với Onisuka.
Tôi trình bày ý tưởng với bố. Ông vẫn không thích tôi có những hành động ngu ngốc với những chiếc giày. Nhưng điều ông không thực sự thích là ai đó đối xử tệ bạc với con trai ông. Ông cau mày nói “Con nên đi một chuyến”.
Tôi đem chuyện kể với mẹ. “Không hề có khả năng nào trong chuyện đó đâu con”, mẹ nói.
Nhưng thực tế mẹ lại lái xe đưa tôi ra sân bay.
Năm mươi năm sau, tôi vẫn nhớ như in chuyến xe đó. Cả hai chúng tôi im lặng ngồi nhìn những tia nắng chiếu qua kính chắn gió, chẳng nói gì cả. Sau đó, khi chúng tôi gần đến sân bay, bà phá tan sự im lặng. “Hãy là chính mình”, bà dặn.
Tôi nhìn ra bên ngoài cửa kính. Là chính mình. Thật chứ? Đó có phải là lựa chọn tốt nhất của tôi? Để nghiên cứu bản ngã thì hãy quên đi bản ngã.
Tôi dành phần lớn thời gian trên chuyến bay để đọc và ghi nhớ Cách làm ăn kinh doanh với người Nhật. Khi mắt đã mỏi, tôi gập cuốn sách lại và nhìn ra ngoài cửa sổ máy bay. Tôi cố gắng tự hỏi, tự huấn luyện mình. Tôi nói với bản thân rằng cần phải bỏ qua một bên những cảm giác đau đớn, bỏ qua một bên tất cả những ý nghĩ bất công, những thứ mà chỉ khiến tôi xúc động và khiến tôi không suy nghĩ một cách thấu đáo. Cảm xúc có thể gây tai họa. Tôi cần phải giữ được bình tĩnh.
Tôi chọn một phòng ở trung tâm thành phố, tại khách sạn Newport có một quán ăn xoay tròn trên tầng thượng. Trước khi mở hành lý, tôi gọi điện đến Onitsuka và để lại lời nhắn. Tôi đã có mặt ở Nhật Bản và đề nghị cho một buổi gặp.
Sau đó tôi ngồi cạnh giường, mắt không rời chiếc điện thoại.
Cuối cùng, chuông cũng reo. Giọng cô thư ký có vẻ nghiêm nghị thông báo cho tôi về liên lạc với Onitsuka. Ngài Miyazaki không còn lại việc ở đó nữa. Một tín hiệu xấu. Người thay thế ông, ngài Morimoto không muốn tôi đến trụ sở chính của công ty. Tín hiệu rất xấu. Thay vào đó, cô ấy nói, ngài Morimoto sẽ gặp uống trà ngay tại nhà hàng xoay của khách sạn tôi đang ở. Sáng ngày mai.
Tôi ngủ sớm, một giấc ngủ chập chờn. Những giấc mơ về đụng xe, nhà tù, những cuộc đấu súng – giống như những giấc mơ luôn quấy rầy tôi ngay đêm trước một cuộc đua lớn, hay bất cứ cuộc hẹn hò hoặc thi cử nào.
Tôi tỉnh dậy lúc bình minh, ăn sáng với trừng sống đổ trên cơm nóng và một vài miếng cá nước vỉ, cùng một tách trà xanh. Sau đó, nhẩm lại những đoạn đã ghi nhớ trong cuốn Cách thức làm ăn kinh doanh với người Nhật, tôi cạo sạch râu trên bộ mặt nhợt nhạt. Tôi tự cắt vào da một hai lần gì đó và gặp vấn đề với việc cầm máu. Tôi chắc hẳn trông rất bừa bộn. Cuối cùng, tôi mặc bộ đồ vest và lóng ngóng đi đến thang máy. Khi bấm nút lên tầng thượng, tôi thấy bàn tay mình gầy trơ xương.
Morimoto đến rất đúng giờ. Anh ta cũng trạc tuổi tôi, nhưng trông chững chạc hơn nhiều và cũng tự tin hơn. Anh mặc chiếc áo khoác thể thao nhàu nát và có khuôn mặt cũng rất nhàu. Chúng tôi ngồi ở một bàn cạnh cửa sổ. Ngay lập tức, trước khi nhân viên phục vụ đến ghi đồ uống, tôi bắt đầu vào kế hoạch của mình, nói mọi thứ mà tôi thề sẽ không nói. Tôi nói với Morimoto việc tôi đau khổ thế nào khi gã Marlboro xâm phạm lãnh địa của mình. Tôi nói rằng mình rất ấn tượng với việc đã tạo được một kết nối cá nhân với các nhà lãnh đạo mà tôi đã gặp trong năm trước, và ấn tượng bởi lá thư mà ngài Miyazaki khẳng định 13 bang miền Tây hoàn toàn thuộc về tôi. Vì thế tôi rất bối rối khi phải giải thích cho việc đối xử này.
Tôi yêu cầu Morimoto phải có sự công bằng và tôn trọng. Trông anh ta rất không thoải mái, vì thế tôi lấy hơi và dừng lại. Tôi đã đưa ra vấn đề từ mức độ cá nhân đến mức độ chuyên nghiệp. Tôi nhấn mạnh đến những thương vụ bán hàng rất chạy của mình. Tôi đưa ra danh tính đối tác của mình, vị huấn luyện viên huyền thoại mà tên tuổi của ông đã nổi tiếng cả ở bên kia bờ Thái Bình Dương. Tôi tập trung vào tất cả những gì mà tôi có thể làm với Onitsuka trong tương lai, nếu được tạo một cơ hội.
Morimoto nhấp một ngụm trà. Khi tôi có vẻ đã nói hết những điều cần nói, anh bỏ tách trà xuống và nhìn ra ngoài cửa sổ. Chúng tôi chầm chậm xoay tròn trên nóc của Kobe, “Tôi sẽ liên lạc lại với anh”.
Lại một đêm trằn trọc. Tôi tỉnh dậy vài lần, bước đến bên cửa sổ, ngắm nhìn những con tàu đang bồng bềnh lướt trên vịnh Kobe. Một nơi tuyệt đẹp, tôi nghĩ. Quá tệ khi tất cả cái đẹp lại quá xa với tôi. Thế giới chẳng có gì đẹp khi bạn thất bại, trong khi tôi lại trong tình trạng sắp sửa thất bại, thật kinh khủng.
Tôi biết trong buổi sáng đó Morimoto có thể nói xin lỗi tôi, không có gì cá nhân cả, đó là công việc kinh doanh nhưng họ đã hợp tác với gã Marlboro đó.
9h30 sáng, điện thoại bên cạnh giường ngủ đổ chuông. Morimoto gọi. “Ngài Onitsuka… đích thân ông ấy… muốn gặp anh”, anh nói.
Tôi khoác bộ vest và bắt taxi đến trụ sở của Onitsuka. Trong phòng họp, một phòng giống với phòng họp, Morimoto chỉ tôi đến một chiếc ghế ở giữa bàn. Lần này là ở giữa bàn, chứ không phải đầu bàn. Không hề có một hành động cung kính nào. Anh ngồi đối diện ở bên kia và nhìn chằm chằm vào tôi khi các giám đốc điều hành dần lấp đầy căn phòng. Khi mọi người đã đông đủ, Morimoto gật đầu với tôi. “Hai”, anh nói.
Tôi say sưa nói, đặc biệt là nhắc lại những gì tôi đã nói với anh trong buổi sáng hôm trước. Khi tôi đến cao trào, khi tôi sắp kết thúc thì tất cả mọi cái đầu đều quay ra phía cửa, và tôi ngừng giữa chừng. Nhiệt độ trong phòng giảm 10 độ. Người sáng lập công ty, ngài Onitsuka, bước vào.
Với tất cả quyền lực và sức mạnh của mình, mỗi chuyển động của ông đều được kính trọng. Ông đi tập tễnh, với những bước lê chân, không hề có dấu hiệu cho thấy ông là ông chủ của tất cả các ông chủ, vị tướng của đội quân giày. Ông chầm chậm đi quanh bàn, đưa mắt nhìn tất cả từng vị quản lý điều hành. Cuối cùng ông đến chỗ tôi. Chúng tôi cúi người chào và bắt tay nhau. Sau đó ông ngồi trên chiếc ghế đầu bàn và Morimoto cố gắng tóm tắt lý do tôi có mặt ở đây. Ngài Onitsuka giớ tay lên, cắt ngang Morimoto.
Không cần mào đầu, ông bắt đầu một cuộc độc thoại dài và đầy nhiệt huyết. Ông nói, cách đây đã lâu ông có một tầm nhìn. Một dự báo phi thường về tương lai. “Mọi người trên thế giới sẽ mang giày thể thao mọi lúc. Tôi biết ngày này sẽ đến”. Ông ngừng lại, nhìn từng người quanh bàn, để xem họ cũng có biết điều đó không. Ông nhìn tôi một cách thư thái. Ông mỉm cười. Tôi cười đáp lại. Ông nháy mắt với tôi đến hai lần. “Anh làm tôi nhớ lại bản thân mình khi còn trẻ”, ông nói một cách nhẹ nhàng. Ông nhìn chằm chằm vào mắt tôi. Một giây. Hai giây. Sau đó, ông chuyển sang nhìn M orimoto. “Chuyện này là về 13 bang phía Tây phải không?”, ông hỏi. “Đúng ạ”, Morimoto trả lời. “Hừm”, Onitsuak nói, “Ừ, hừm”. Ông nhíu màu lại, nhìn xuống đất. Ông trông giống như đang ngồi thiền. Ông lại nhìn tôi một lần nữa. “Được”, ông nói, “được, 13 bang miền Tây là của anh”.
Ngài Onitsuka sẽ đích thân viết thư cho gã Marlboro và thông báo quyết định này.
Ông đứng dậy. Tôi cũng đứng dậy. Và mọi người đứng theo. Tất cả chúng tôi cúi chào. Ông rời phòng họp.
Tôi cảm ơn Morimoto, khẳng định với anh rằng Onitsuka sẽ không phải hối tiếc khi đặt niềm tin vào tôi. Tôi đi quanh bàn bắt tay mọi người, cúi chào và khi trở lại với Morimoto, tôi bắt tay anh thật chặt một lần nữa. Sau đó, tôi theo một thư ký vào phòng bên cạnh ký một số hợp đồng và đặt một đơn hàng chào mừng chiến thắng tị giá 3.500 đô la.
Tôi đã chạy bộ cả quãng đường trở lại khách sạn. Được nữa đường, tôi bắt đầu nhảy chân sáo, rồi nhảy như một vũ công. Tôi dừng lại ở chỗ hàng rào và nhìn ra vịnh. Bây giờ thì không một vẽ đẹp nào của nó biến mất trong tôi. Tôi ngắm nhìn những con thuyền đang lướt đi trước cơn gió mát mẻ và quyết định sẽ thuê một chiếc. Tôi sẽ thực hiện một chuyến vòng quanh biển nội địa Seto. Một giờ sau tôi đã đứng trên mũi một con thuyền, gió thổi bay mái tóc, thuyền bơi đi trong ánh hoàng hôn và tự mình cảm thấy rất tuyệt.
Tất cả những cuốn sách hướng dẫn đều khuyến khích leo núi Phú Sĩ vào ban đêm. Người ta cho rằng một cuộc leo núi thú vị phải lên đến đỉnh để ngắm bình minh. Vì thế tôi đến chân núi ngay lúc còn chạng vạng. Ban ngày thời tiết oi bức, nhưng không khí cũng đang dần mát mẻ hơn và ngay lập tức tôi đã phải nghĩ lại về quyết định mặc quần đùi Bermuda, áo thun và giày Tiger. Tôi thấy một người đàn ông đang đi xuống núi mặc chiếc áo khoác bên ngoài phủ lớp cao su. Tôi chặn ông ta lại và đề nghị bán chiếc áo khoác với giá 3 đô la. Ông nhìn tôi, nhìn lại chiếc áo và gật đầu.
Tôi đã đàm phán thành công các thương vụ trên khắp Nhật Bản!
…
Thật vui khi kể câu chuyện của Nike. Mọi người khác đều kể câu chuyện đó, hoặc cố gắng làm việc này, nhưng họ luôn chỉ biết một nửa sự thật, hay không có tinh thần trong đó. Hoặc đại loại như vậy. Tôi có thể bắt đầu câu chuyện, hoặc kết thúc nó với sự tiếc nuối. Hàng trăm – có thể hàng ngàn – những quyết định tồi. Tôi là người cho rằng Magic Johnson là “một vận động viên bóng rõ không chơi ở vị trí cố định nào, người sẽ không bao giờ thành công ở giải bóng rổ nhà nghề Mỹ”. Tôi cũng cho rằng Tyan Leaf là một hậu vệ giõi hơn Peyton Manning ở Giải bóng bầu dục Mỹ.
Rất dễ dàng cười sảng khoái khi nghĩ đến những người này. Nhưng còn nhiều những tiếc nuối khác. Đó là việc không gọi điện cho Hiraku Iwano khi anh nghỉ việc. Không ký hợp đồng mới với Bo Jackson năm 1996.
Không phải là một giám đốc đủ tài để tránh cho công nhân khỏi bị cắt giảm. Ba lần trong 10 năm – tổng số 1.500 người. Những việc đó vẫn còn ám ảnh.
Tất nhiên, trên tất cả, tôi tiếc việc mình không dành nhiều thời gian hơn cho những cậu con trai. Có thể, nếu đã làm được như thế, tôi đã có thể giải được những mã hóa của Matthew Knight.
Tôi nhiên, tôi biết rằng sự hối tiếc này đụng độ với sự hối tiếc bí mật của tôi – rằng tôi không thể làm lại tất cả.
Thượng đế, làm thế nào để tôi ước có thể hồi tưởng lại mọi thứ. Với chút ít trong đó, tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm, những thuận lợi khó khăn để một vài người trẻ, ở đâu đó, cùng trải qua những khó khăn, thử thách như vậy có thể được truyền cảm hứng hoặc an ủi. Hoặc cảnh báo. Một số doanh nhân trẻ, có thể, một số vận động viên hoặc họa sĩ hoặc nhà văn có thể khai thác.
Thật vui khi giúp được họ tránh được việc mất can đảm. Tôi sẽ nói với họ phải dừng lại, nghĩ dài và nghĩ kỹ về cách thức làm thế nào họ muốn dành thời gian của mình, và với ai họ muốn dành thời gian trong 40 năm tiếp theo. Tôi sẽ nói với những người ở độ tuổi đôi mươi không nên tìm kiếm một công việc hoặc nghề nghiệp hoặc thậm chí một sự nghiệp. Hãy tìm kiếm một tiếng gọi. Thậm chí nếu bạn không biết nó nghĩa là gì thì cứ hãy tìm kiếm. Nếu bạn đi theo tiếng gọi của mình thì sự mệt mỏi cũng sẽ dễ dàng chịu đựng hơn, sự thất vọng sẽ có năng lượng, sự phấn khích sẽ không bao giờ giống những gì bạn đã từng cảm thấy.
Tôi muốn cảnh báo những thứ tuyệt nhất trong họ, những người đả phá truyền thống, những nhà sáng tạo, những người nổi loạn rằng họ sẽ luôn có một tâm điểm trên mình. Họ giỏi hơn thì tâm điểm càng lớn hơn. Đó không phải là quan điểm của một người mà đó là luật của tự nhiên.
Tôi muốn nhắc họ rằng nước Mỹ không phải Shangri-La của doanh nhân như mọi người nghĩ. Doanh nghiệp tự do luôn thúc đẩy những loại người không lồ độc ác, những kẻ chuyên ngăn cản, phá ngang nhằm nói không, xin lỗi, không được. Doanh nhân luôn bị đánh bại, luôn là những người thiểu số. Họ luôn phải chiến đấu để lên trên đồi, và ngọn đồi chưa bao giờ dốc hơn thế.
Và ai là những người thúc giục các doanh nhân không bao giờ được từ bỏ? Những kẻ lang băm. Đôi khi bạn phải từ bỏ. Đôi khi phải biết khi nào từ bỏ, khi nào cần cố gắng một thứ khác, đó mới là khôn ngoan. Từ bỏ không có nghĩa là dừng lại. Đừng bao giờ dừng lại.
May mắn đóng một vai trò quan trọng. Đúng thế, tôi muốn công khai thừa nhận sức mạnh của may mắn. Vận động viên gặp may, nhà thơ gặp may, doanh nhân gặp may. Làm việc cật lực là quan trọng, một đội ngũ giỏi là cần thiết, đầu óc và quyết tâm rất có giá trị nhưng may mắn quyết định kết quả. Một số người có thể không gọi đó là may mắn. Họ có thể gọi đó là đạo, hoặc thuyết, hoặc tri thức, hoặc đấng tinh thần, hay thượng đế.
Hãy coi nó theo cách này: Bạn càng làm việc chăm chỉ thì đạo của bạn càng tốt hơn. Và vì chưa có ai từng xác định chính xác đạo, tôi bây giờ cố gắng thường xuyên đi xuống đám đông. Tôi nói với họ: Hãy đặt niềm tin vào bản thân mình, nhưng cũng phải tin vào niềm tin. Đừng tin khi người khác xác định nó. Hãy đặt niềm tin khi bạn xác định được nó. Hãy tin vào niềm tin mà chính nó xác định trong trái tim bạn…
PHƯƠNG THANH