Kinh tế vĩ môThế giới

Năng suất giảm tốc và bóng đen bao trùm lên nền kinh tế toàn cầu

Ngay cả những nền kinh tế đang phát triển, vốn là nới bắt đầu cho hàng loạt sự bùng nổ, điều thần kỳ hay sự sáng tạo mới, xu thế giảm tốc cũng đang ngày càng lan tràn. Lực lượng lao động giảm sút, năng suất giảm tốc dường như đang bao trùm bóng đen lên nền kinh tế toàn cầu.

Nhân loại đã đạt tới đỉnh cao năng suất khó có thể tăng thêm được nữa?

Chuyên gia kinh tế người Anh Thomas Malthus (1766-1834) vốn nổi tiếng với lý thuyết về tương quan kinh tế-dân số đã dự đoán rằng tăng trưởng dân số toàn cầu không đáng lo ngại khi con người có thể tự cung cấp đủ lương thực nhờ cải thiện năng suất và công nghệ.

Do đó, dù nguồn lực con người và vốn vẫn vậy nhưng những kỹ thuật thủy lợi, giống mới cùng phân bón hiệu quả khiến sản lượng nông nghiệp hiện nay trên cùng một mảnh đất cao gấp 5-6 lần so với 1 thế kỷ trước.

Tuy nhiên, vấn đề là sự tăng trưởng này không kéo dài mãi và có thể trong tương lai nhiều người sẽ bị chết đói.

Tăng trưởng năng suất đang đi ngang

Có một nhận thức chung giữa nhiều chuyên gia hiện nay là việc đầu tư cho máy móc, thiết bị, công nghệ sẽ nâng sản lượng và chất lượng. Trong khi đó, giáo dục và kiến thức giúp nâng cao kỹ năng lao động.

Tóm lại, sự cải cách, biến đổi về sản phẩm, kỹ thuật, tổ chức khiến con người làm việc hiệu quả hơn. hơn nữa, nền kinh tế thị trường và toàn cầu hóa khiến các doanh nghiệp cạnh tranh khốc liệt hơn, qua đó thúc đẩy tiến trình đổi mới và sáng tạo.

Dẫu vậy, nhiều chuyên gia kinh tế hàng đầu hiện nay đã phải thừa nhận tăng trường năng suất lao động đang đi ngang. Thậm chí tại các nước phát triển, tăng trưởng năng suất đã ở mức âm 1%/năm, thấp hơn rất nhiều so với mức tăng trưởng 3-4%/năm thời kỳ hậu Thế chiến II hay mức 2-2,5%/năm trong thập niên cuối của thế kỷ 20.

Ngay cả những nền kinh tế đang phát triển, vốn là nới bắt đầu cho hàng loạt sự bùng nổ, điều thần kỳ hay sự sáng tạo mới, xu thế giảm tốc cũng đang ngày càng lan tràn. Lực lượng lao động giảm sút, năng suất giảm tốc dường như đang bao trùm bóng đen lên nền kinh tế toàn cầu.

Dù cùng có một nhận thức chung như vậy, nhưng các chuyên gia hiện vẫn đang tranh cãi đâu là nguyên nhân khiến tăng trưởng năng suất đi ngang. Một cố học giả cho rằng mô hình tính toán truyền thống mới chỉ chú trọng công nghiệp nặng mà chưa tính toán hết đóng góp từ ngành dịch vụ hay những ngành công nghệ cao.

Một số khác thì cho rằng hiện công nghệ mới ngày này đang thay đổi từng ngày và trước khi những kỹ thuật này tạo hiệu quả thì còn quá sớm để nói tăng trưởng năng suất đang đi ngang.

Tuy vậy, nhiều chuyên gia lo ngại thực tế tồi tệ hơn dự kiến. Ví dụ như ngành dịch vụ, đây là mảng khó tăng năng suất dễ dàng như mảng công nghiệp. Việc tự động hóa trong ngành dịch vụ khó khăn hơn và rất nhiều lao động của ngành này là người địa phương. Thêm vào đó, do khó xuất khẩu các “dịch vụ” ra nước ngoài nên ngành này cũng khó nhận được lợi ích từ chuỗi cung ứng toàn cầu hơn so với các ngành công nghiệp.

Một dịch vụ massage trong 1 tiếng đồng hồ sẽ chỉ kéo dài 1 tiếng mà hầu như khó cải thiện năng suất hay đem thêm lợi ích mới cho khách hàng. Điều này cũng tương tự trong ngành chăm sóc sức khỏe hay một số ngành dịch vụ khác khi khó tăng năng suất hơn so với công nghiệp.

Kinh doanh ngày càng khó

Những lợi ích của việc tăng cường giáo dục, đào tạo kỹ năng trong 50 năm qua có thể sẽ không còn tác dụng cho năng suất lao động khi chi phí học hành đang ngày một tăng.

Tại nhiều nước phát triển như Mỹ, sinh viên thậm chí ngập trong các khoản nợ giáo dục khi đã ra trường và phải cố làm việc để trả nợ. Thậm chí chính Tổng thống Barack Obama cũng mới thanh toán xong khoản nợ từ thời sinh viên. Điều này khiến rất nhiều giới trẻ “ngại” học đại học.

Thay vào đó, rất nhiều giới trẻ ngày nay làm việc bán thời gian, làm tại gia hay làm nhiều ngành nghề cùng lúc. Mô hình này có thể tăng thu nhập cho họ nhưng sẽ làm giảm nhu cầu đầu tư chuyên sâu, tăng năng suất cho một kỹ năng nào đó.

Xu thế tạo sự thoải mái, thư giãn trong công việc ngày nay khiến áp lực học hỏi, tăng kỹ năng và năng suất làm việc truyền thống trở nên lỗi thời.

Nhiều công nghệ mới ngày nay đã được phát triển và áp dụng rộng rãi, nhưng hiệu quả mà chúng đem lại chưa rõ ràng cũng như chúng chỉ có thể hoạt động trong một số điều kiện nhất định.

Ví dụ như kỹ thuật khai thác dầu đá phiến Mỹ (Fracking) dù tăng năng suất khoan dầu nhưng chúng chỉ có thể tồn tại nếu giá dầu ở mức hợp lý.

Nhiều phát minh về sinh học, công nghệ thông tin hay tài chính ngày nay tập trung quá nhiều vào lối sống thoải mái, hưởng thụ và giải trí, qua đó hạn chế một phần những lợi ích cho tăng trưởng năng suất.

Tồi tệ hơn, việc kinh doanh tại nhiều nơi đang ngày một khó khăn do các quy định, luật pháp ngày càng phức tạp cũng như chi phí ngày một đắt đỏ. Những đạo luật bảo hộ độc quyền đang khiến kinh doanh và cạnh tranh, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ ngày càng khó hơn, qua đó giới hạn sáng tạo cũng như tăng trưởng năng suất.

Thế giới hiện nay chỉ có một nhà sản xuất chip chủ chốt là Intel, một vài công ty lớn sản xuất phần cứng, 2 tập đoàn chủ chốt sản xuất phần mềm là Microsoft và Apple, 2 hệ điều hành smartphone chính là Android và iOS và một bộ ứng dựng văn phòng được dùng nhiều nhất là Microsoft Office.

Mảng điện toán đám mây thì bị thống trị bởi Amazon, Microsoft và Google. Trong khi Internet thì bị kiểm soát bởi Google (tìm kiếm), Amazon (thương mại điện tử) hay Facebook (mạng xã hội).

Các giám đốc ngày nay có nhiệm kỳ ngăn hơn trước và họ chịu áo lực rất lớn từ việc báo cáo kết quả ngắn hạn cho cổ đông, qua đó giới hạn những ý tưởng giúp tăng năng suất trong dài hạn. các nhà môi giới, chuyên gia ngày nay thích dùng những thủ thuật tài chính để đẩy giá cổ phiếu hơn những ý tưởng đầu tư phát triển, đào tạo nhân lực dài hạn đầy rủi ro.

Suy cho cùng, các nhà đầu tư vẫn thích Carl Icahn với phương châm tiền ngay thóc thật hơn là Warren Buffett dù vẫn kính trọng nhà đầu tư dài hạn số 1 thế giới này.

Tăng trưởng năng suất giờ lại là tin xấu?

Một nguyên nhân nữa cho việc giảm tốc tăng trưởng năng suất là các chính sách tiền tệ, tài chính không hợp lý kể từ sau khủng hoảng 2008 đang bóp méo nền kinh tế.

Chính sách lãi suất thấp khiến cho vay vô tội vạ, qua đó cản trở sự dịch chuyển vốn từ các doanh nghiệp hay ngành kinh tế không hiệu quả sang khu vực tốt hơn. Nói cách khác, những công ty không hiệu quả đang được tạo điều kiện để sống tiếp.

Thêm vào đó, chính sách tín dụng ngày nay đang khiến nguồn vốn gắn chặt chẽ hơn vào các tập đoàn có lãi lớn hoặc công ty quốc doanh trong khi hạn chế cho vay với các doanh nghiệp nhỏ, vốn thường là các công ty có nhiều sáng tạo và gia tăng được năng suất.

Thậm chí, dù kinh tế toàn cầu thúc đẩy được tăng trưởng năng suất trở lại, các chuyên gia cũng không rõ liệu chúng có giúp ích được cho đời sống người dân hay không. Làm ra nhiều sản phẩm hơn ngày nay đã không có nhiều ý nghĩa khi nhiều nước như Trung Quốc đang thừa công suất, trong khi nhu cầu toàn thế giới đang ở mức yếu.

Hiện nay, rất nhiều phát minh được sáng chế nhằm làm giảm công ăn việc làm và hạ lương. Chúng cho phép những người sáng tạo hay công ty nắm bản quyền có lợi ích lớn hơn nhưng lại giúp ích nhỏ hơn cho tầng lớp lao động.

Một nghiên cứu mới đây của Đại học Oxford cho thấy 47% lao động toàn cầu đang bị đe dọa bởi quá trình tự động hóa. Ví dụ năm 1967, hãng sản xuất máy bay Boeing cần bình quân 400 lao động để lắp một chiếc máy bay thì con số này đã giảm 72% xuống 113 người vào năm 2015. Hãng Boeing cho biết họ sẽ giảm tỷ lệ sử dụng lao động cho mỗi chiếc máy bay xuống thêm 60% nữa trong vòng 20 năm tới.

Việc làm ít hơn đồng nghĩa với nhu cầu tiêu dùng giảm. Đối với các nền kinh tế phát triển, khi tiêu dùng chiếm tới 60-70% các hoạt động kinh tế thì việc tự động giá tăng năng suất có lẽ lại là 1 tin buồn. Thậm chí nếu các nhà hoạch định chính sách tìm ra biện pháp để thúc đẩy tiêu dùng, hàng loạt vấn đề sẽ phát sinh như lượng lao động thất nghiệp, thu nhập của người dân hay bình đẳng xã hội sẽ vẫn còn tồn tại.

Theo Trí Thức Trẻ

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Trả lời

Close