Câu chuyệnKinh doanh

Nielsen: Đàn ông Việt ngày càng chủ động trong việc mua sắm

Ông Roberto Butragueño – Phó Giám Đốc, Chuyên trách Khối Các Nhà Bán Lẻ, Nielsen Việt Nam cho rằng, “Quan điểm việc mua sắm chỉ dành riêng cho phụ nữ đã không còn phù hợp trong bối cảnh hiện tại”.

Nielsen: Đàn ông Việt ngày càng chủ động trong việc mua sắm

Theo báo cáo “Xu hướng người mua hàng” của Nielsen, 30% người mua hàng mua sắm những nhu yếu phẩm hàng ngày (những sản phẩm không phải để nấu nướng) và 24% đi mua sắm để giải trí trong khi chỉ có 19% trong số họ mua sắm để dự trữ.

Bên cạnh đó, từ trước đến nay việc mua sắm dường như được cho là công việc của phụ nữ, nhưng ở một số trường hợp mua sắm nhất định, nam giới đã bắt đầu tham gia tích cực vào hoạt động này. Với một số mục đích mua sắm, tỉ lệ người mua hàng là nam giới đã gia tăng đáng kể, cụ thể: mua sắm để giải trí (33%), mua sắm cho các nhu cầu khẩn cấp (33%) và mua sắm vào những dịp đặc biệt (49%).

Nielsen: Đàn ông Việt ngày càng chủ động trong việc mua sắm - Ảnh 1.

Mục đích mua sắm của người mua hàng Việt

Đối với đại đa số người Việt, mua sắm không phải là mối bận tâm thường nhật vì trên 9 trong 10 người được hỏi (92%) đã nói rằng họ thực sự thích việc đi mua hàng tạp hóa. Tuy nhiên, việc mua sắm đối với người Việt cần nhiều thời gian hơn để lên kế hoạch, khám phá các chủng loại sản phẩm trong cửa hàng và tìm kiếm những sản phẩm có giá trị tốt nhất.

Nielsen: Đàn ông Việt ngày càng chủ động trong việc mua sắm - Ảnh 2.

92% người mua hàng Việt thích thú với việc đi mua sắm

Khi nói đến thái độ khi đi mua sắm, 82% nói rằng họ lên kế hoạch những gì cần mua trước khi đến cửa tiệm. Hơn nữa, 84% nói rằng họ dành nhiều thời gian hơn và tìm kiếm tất cả những gì có sẵn trong cửa hàng để có được sản phẩm tốt. Thế nhưng, các mặt hàng không có trong dự định cũng sẽ có nhiều khả năng có mặt trong giỏ hàng trong lúc người mua hàng khám phá các chủng loại sản phẩm trong cửa tiệm / siêu thị. Điều này được minh chứng rằng 83% người mua hàng thường kết thúc chuyến mua hàng của họ với các mặt hàng tạp hóa phát sinh.

Báo cáo của Nielsen cũng chỉ ra rằng các sản phẩm tươi sống luôn giữ vị trí quan trọng trong giỏ hàng của người mua hàng, chiếm 67% tổng giá trị giỏ hàng của một lần mua sắm.

Bên cạnh đó, do cuộc sống ngày càng chuyển biến nhanh hơn và cùng với các nhu cầu mới nổi, người Việt ngày càng có nhiều sự lựa chọn cho việc mua sắm ở đâu. Kênh thương mại hiện đại trở nên phổ biến vì số lượng cửa hàng đang tăng nhanh, dẫn đầu là các chuỗi cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, cũng như các chuỗi cửa hàng chuyên bán sản phẩm chăm sóc cá nhân.

Nielsen: Đàn ông Việt ngày càng chủ động trong việc mua sắm - Ảnh 3.

Chợ truyền thống vẫn là kênh mua sắm chính của nhiều gia đình

Dù vậy, theo báo cáo của Nielsen, người mua hàng vẫn chi tiêu nhiều nhất cho việc mua sắm ở chợ truyền thống, siêu thị và cửa hàng tạp hóa truyền thống. Một điều ngạc nhiên là, nhiều người nói rằng họ mua sắm nhiều hơn ở các cửa hàng tạp hóa truyền thống trong năm vừa qua. Tuy nhiên, tần suất ghé thăm cửa tiệm cũng như mức độ chi tiêu tại kênh thương mại này lại không đủ lớn để có thể tạo tác động lớn đến thị trường.

NDH

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Trả lời

Close