Kinh doanh quốc tếThế giới

Quốc gia nào đang chiến thắng trong cuộc đại chiến AI trên thế giới?

Mỹ và Trung Quốc đang trở thành những đối thủ lớn nhất thế giới trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Nỗ lực của chính phủ Trung Quốc để trở thành quốc gia đi đầu trong lĩnh vực công nghệ này đã tạo ra nhiều quảng cáo rùm beng, nhưng trên thực tế khát vọng AI đầy tham vọng của nước này đang ở mức độ nào khi đem ra so sánh với Mỹ?

Quốc gia nào đang chiến thắng trong cuộc đại chiến AI trên thế giới?

Theo số liệu từ IT Juzi, nhà cung cấp cơ sở dữ liệu về startups và thông tin doanh nghiệp, và Tencent News, Mỹ hiện đang chắc chắn là nhà vô địch trong phát triển AI. Số công ty về AI của Mỹ nhiều hơn gấp 1,82 lần so với của Trung Quốc. Đầu tư vào lĩnh vực này ở Mỹ cũng cao hơn 1,54 lần so với ở Trung Quốc, và danh sách ứng viên tài năng ở Hoa Kỳ cũng dài hơn 2,01 lần.

Trong tổng số 2542 công ty AI trên toàn thế giới (tính tới tháng 6, năm 2017), các doanh nghiệp Mỹ chiếm tới 42%, trong khi Trung Quốc đứng ở vị trí thứ 2 với 23%. 2 quốc gia này đánh bại Vương quốc Anh, Úc, Nhật Bản, Thụy Điển, Singapore và các nước phát triển khác.

Quốc gia nào đang chiến thắng trong cuộc đại chiến AI trên thế giới? - Ảnh 1.

Những nền tảng AI vững chắc này của Mỹ được xây dựng nhờ sự trợ giúp của các công ty như Google, Amazon, IBM và Microsoft – những nhà tiên phong trong lĩnh vực công nghệ AI.

Theo Yao Qizhi- người châu Á đầu tiên giành giải thưởng Turing (giải thưởng được coi là Nobel cho lĩnh vực khoa học máy tính) siêu máy tính và nền tảng lý thuyết là những thiếu sót lớn nhất của Trung Quốc.

Đây không là những lĩnh vực duy nhất Trung Quốc tụt lại phía sau so với Mỹ. Một trở ngại lớn khác là quốc gia châu Á đang thiếu tài năng về AI. Số liệu cho thấy danh sách ứng viên tài năng của Mỹ là hơn 78.000 người, trong khi đó, Trung Quốc chỉ sở hữu hơn 1/2 con số này (39.200 chuyên gia AI). Nguyên nhân là do thiếu đào tạo chất lượng. Trong số 20 trường đại học hàng đầu thế giới về AI, 16 trường là của Mỹ. Năng lực học thuật hiện tại ở Trung Quốc chưa đáp ứng được nhu cầu.

Tuy nhiên, khoảng cách này có thể được thu hẹp trong thời gian tới. Bộ ba BAT (Baidu, Alibaba và Tencent) của Trung Quốc cũng đang xây dựng một hệ sinh thái AI. Trong đó, Baidu sở hữu nền tảng/trợ lý AI DuerOS, nền tảng tự lái Apollo và nền tảng deep learning Paddle Paddle. Alibaba có nền tảng trí tuệ nhân tạo PAI 2.0, trợ lý giọng nói Tmall Genie, và dịch vụ chatbot chăm sóc khách hàng Dian Xiaomi. Trong khi đó, Tencent đang phát triển một dịch vụ điện toán đám mây, một nền tảng điện toán mã nguồn mở với tên gọi Angel, AI cho Wechat, và phóng viên robot Dreamwriter.

Các chuyên gia về AI của Mỹ và Trung Quốc có vô số cơ hội để tái đấu. Các lĩnh vực quan trọng nhất trong AI trong tương lai gần sẽ là an ninh mạng và phòng chống gian lận, các cửa hàng tiện dụng không sử dụng nhân lực, phiên dịch bằng máy, ngành y dược, và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. 2 quốc gia hiện đang xây dựng thế mạnh của mình trong các lĩnh vực khác nhau, trong khi các công ty startups AI ở Mỹ và Trung Quốc đang phát triển nhờ xu hướng cấp vốn trong nước.

Các lĩnh vực công ty AI của Mỹ và Trung Quốc đang nghiên cứu

Quốc gia nào đang chiến thắng trong cuộc đại chiến AI trên thế giới? - Ảnh 2.

Nghiên cứu của IT Juzi và Tencent News liệt kê 9 lĩnh vực về AI mà Trung Quốc và Mỹ đang tìm hiểu. Trong đó, xử lý ngôn ngữ tự nhiên và thị giác máy tính có độ khó kỹ thuật thấp hơn, đó là lý do vì sao lĩnh vực này là điểm nóng phổ biến ở cả 2 quốc gia này. Phần khó nhất của AI là phát triển bộ vi xử lý và chip do nguồn vốn lớn, chu kỳ phát triển dài hạn và ít tài năng hơn.

Cũng theo nghiên cứu này, điểm mạnh của Trung Quốc nằm ở các robot thông minh, trong khi Mỹ là nhà vô địch về ứng dụng của machine learning.

Theo K Nguyễn

Theo Thời Đại

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Trả lời

Close