Quản trịTruyền thông

Social Listening: Phản ứng của người tiêu dùng với cuộc chiến nước mắm

Đối với thị trường nước mắm những ngày qua mà nói thì khoảng thời gian vừa qua thực sự là những ngày đầy sóng gió.

Khi thông tin nước mắm nhiễm asen vượt ngưỡng do Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) công bố lập lờ đã khiến doanh nghiệp sản xuất nước mắm truyền thống lao đao, người tiêu dùng hoang mang. Tuy nhiên, theo quan sát về thị trường nước mắm mấy ngày gần đây, tình hình tiêu thụ nước mắm có phần khả quan hơn và đã bắt đầu phục hồi sau cơ bão.

Vậy trong cơn bão thông tin nhiều chiều như vậy, người tiêu dùng nói và nghĩ gì?

1. Người tiêu dùng nói gì về cuộc chiến nước mắm?

Trong suốt cả quá trình truyền thông của vụ việc lần này, có rất nhiều sự tình cờ khiến người tiêu dùng cảm thấy hoang mang. VINATAS đã khéo léo sử dụng từ ngữ khiến người tiêu dùng hiểu nhầm. Từ arsen hữu cơ (không gây hại) thành arsen tổng hợp (bao gồm cả arsen vô cơ gây cực hại cho cơ thể).

5 ý kiến được người dùng nhắc đến nhiều nhất trong khoảng thời gian vừa rồi chính là:

  • Nước mắm công nghiệp đã sử dụng chiến lược “truyền thông bẩn” đối với nước mắm truyền thống.
  • Thông tin đưa ra từ Vinatas mập mờ, không chính xác khiến người dùng nghĩ mình đang bị “dắt mũi” theo truyền thông.
  • Tinh thần yêu nước, gìn giữ văn hoá vẻ đẹp truyền thống từ ngàn đời xưa bằng cách ủng hộ nước mắm truyền thống.
  • Có hay không việc Vinatas tiếp tay cho doanh nghiệp tư nhân để trù dập nước mắm truyền thống?
  • Các sự kiện ngoài lề được nhắc lại (Formosa, Cá chết ở Hồ Tây…)

Tại sao thông tin đưa ra từ Vinatas mập mờ, không chính xác khiến người dùng nghĩ mình đang bị “dắt mũi” theo truyền thông?

Khi báo cáo kết quả khảo sát nước mắm trên toàn quốc được đưa ra, VINATAS đã cố tình lập lờ giữa khái niệm “Arsen tổng hợp” và “Arsen hữu cơ”. Điều này khiến những người tiêu dùng khi chưa hiểu hết khái niệm về 2 loại thạch tín trên trở nên sợ hãi, hoang mang và bị nhầm lẫn theo hướng truyền thông có chủ đích xấu này.

Nhưng cũng không hẳn người tiêu dùng nào cũng dễ bị đánh lừa.

Cũng có ý kiến trái chiều cho rằng “Masan đang bị hãm hại bởi doanh nghiệp khác”, chính vì các sự việc cứ theo đuôi diễn ra một cách trôi chảy nên để trả lời Masan là người đứng cuối cùng sau mọi chuyện thì đó vẫn là một dấu hỏi lớn, tuy nhiên đó sẽ là việc của Bộ Y tế và các bộ ngành khác xử lý.

2. Đâu là nơi các thông tin về cuộc chiến nước mắm được đề cập đến nhiều nhất?

Với lượng đề cập lên trung bình đến 359 lượt đề cập/ngày (có ngày cao nhất là 910 đề cập/ngày) tại tất cả các kênh trên mạng xã hội có thể thấy người tiêu dùng cũng như người trong ngành rất quan tâm đến vấn đề này. Khi mà thực trạng của thị trường thực phẩm ngày càng làm người tiêu dùng mất niềm tin với tin về thực phẩm bẩn như: Cà phê độn, thịt lợn bẩn, thực phẩm giả… thông tin nước mắm chứa hoá chất độc hại đã khiến thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ ngành khẩn trương kiểm tra, làm rõ nội dung báo chí phản ánh tình trạng nước mắm công nghiệp có nhiều loại hóa chất trong thành phần với hàng trăm nhãn hàng khác nhau, đang chi phối thị trường; báo cáo Thủ tướng trước ngày 22-10.

Báo chí theo khá sát cuộc chiến nước mắm này, điều này được thể hiện ở bảng 1.

Bảng 1.

3. Các thời điểm nổi bật trong cuộc chiến nước mắm

  • 10/10: Tại buổi hội thảo: “Nước mắm – Bảo tồn và phát triển sản phẩm truyền thống” bà Lê Thị Nga, Giám đốc Nghiên cứu và phát triển sản phẩm cấp cao của Masan đã cho rằng có 3 sự thật về nước mắm mà nhiều người lâu năm trong nghề cũng không biết: “Không phải cứ đạm cao thì mới ngon, không phải cứ đạm cao là tốt và không phải cứ muối mặn là sạch”. Điều này đã khiến nhiều doanh nghiệp giận dữ vì những thông tin phía Masan cung cấp đã đánh tráo khái niệm, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Và đến ngày 11/10 cuộc chiến trên mặt trận báo chí chính thức bắt đầu.
  • 11/10: Hai sản phẩm nước mắm của Masan là Chin-su và Nam Ngư đã có những thông tin xấu và theo đại diện từ phái Masan đây là những thông tin sai lệch, gây ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất và kinh doanh của Masan. Và Masan đã đáp trả bằng cách gửi công văn kiến nghị đến các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chỉ đạo và tiến hành thanh tra toàn diện ngành nước mắm (đặc biệt là Arsen trong nước mắm)
  • Thông tin “nước mắm cao đạm có hàm lượng thạch tín vượt ngưỡng an toàn” bắt đầu lan truyền trên MXH.
  • VINATAS (Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam) đưa ra Báo cáo kết quả khảo sát nước mắm trên toàn quốc, báo cáo chỉ ra rằng: Hơn 67% nước mắm được khảo sát có hàm lượng thạch tín vượt ngưỡng cho phép. Thông tin này đưa ra đã khiến người tiêu dùng rơi vào trạng thái hoang mang và phản ứng tiêu cực với sản phẩm nước mắm truyền thống. Người tiêu dùng thì hoang mang, các doanh nghiệp sản xuất truyền thống cũng điêu đứng. Lúc này câu hỏi được đặt ra là: Truyền thống hay Công nghiệp?
  • Căng thẳng ngày càng leo thang khi người dân đến các cửa hàng phân phối đòi trả sản phẩm, và các siêu thị dừng bán nước mắm truyền thống sau công bố của VINATAS cụ thể là chuỗi siêu thị FIVIMART.
  • Và khá tình cờ, ong lúc người tiêu dùng đang hoang mang với thông tin được Vinastas công bố, hơn 67% nước mắm có hàm lượng thạch tín (arsen) vượt ngưỡng quy định, Masan lại đưa thông điệp “an toàn thạch tín” với 2 thương hiệu nước chấm của mình.

Trên một số tờ báo giấy số ra ngày 20/10, quảng cáo của 2 thương hiệu nước mắm Chin-Su hương cá hồi và nước mắm Nam Ngư khẳng định: “Chúng tôi luôn tin rằng nước mắm phải ngon, nhưng trước hết phải an toàn”. Doanh nghiệp truyền thống càng điêu đứng trước thông tin.

  • 22/10: Bộ Y tế khẳng định thông tin nước mắm nhiễm thạch tín không chính xác. Doanh nghiệp truyền thống được minh oan. VINATAS bị đưa ra xem xét về việc đưa thông tin không chính xác về chất lượng nước mắm trên báo chí. Masan bị nghi ngờ là nguyên nhân đứng sau giật dây tất cả. Lối “truyền thông bẩn” của Masan được nhắc lại.
  • 24/10: Liên ngành 5 bộ kiểm tra hoạt động của VINATAS
  • 26/10: Thị trường nước mắm dần phục hồi sau cú sốc Arsen, Vinatas bị xem xét đình chỉ hoạt động.

Kết luận

Với tình trạng thông tin bị đưa ra mập mờ khiến người tiêu dùng hoang mang, không xác định được đâu là đúng, đâu là sai thì đâu là giải pháp để giải quyết vấn đề này? Câu trả lời tối ưu nhất chỉ có thể là lắng nghe thông tin từ nhiều phía đồng thời tự mình tìm hiểu thông tin. Bạn có thể sử dụng công cụ “lắng nghe mạng xã hội” như iMonitor để có cái nhìn toàn cảnh về ý kiến người dùng trên mạng xã hội. Liệu có ai đồng tình với suy nghĩ của mình hay có suy nghĩ khác.Chúng ta – những người tiêu dùng thông thái hãy thật tỉnh táo và không để mình bị ảnh hưởng bởi những thông tin chưa được xác thực.

Datasection Việt Nam là công ty chuyên nghiên cứu, xử lý, phân tích và cung cấp dữ liệu trên mạng Internet; Trên cơ sở đó, xây dựng các sản phẩm giúp doanh nghiệp quản lý và khai thác tối đa giá trị từ nguồn dữ liệu này.

Được thừa hưởng công nghệ kỹ thuật phân tích dữ liệu tiên tiến nhất từ công ty mẹ tại Nhật Bản, nguồn dữ liệu rất lớn, độ bao phủ các ngành toàn diện tại Việt Nam, Datasection đảm bảo sẽ giúp các doanh nghiệp đưa ra giải pháp hiệu quả nhất về lĩnh vực nghiên cứu thị trường, thấu hiểu khách hàng mục tiêu.

Để xem báo cáo đầy đủ, và được tư vấn hỗ trợ dịch vụ, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 093 111 9469 hoặc Email:nhantt@datasection.com.vn (Ms. Nhan Nguyen)

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Trả lời

Close