Cách sốngSống

Khoa học vừa chứng minh bạn chỉ cần làm theo cách này là bỏ được thói quen xấu trong 66 ngày

Các nhà nghiên cứu ở Đại học London đã phát hiện ra rằng, chỉ cần 66 ngày để hình thành một thói quen mới. Tương tự, nếu không liên quan đến sự nghiện ngập nào, thì bạn cũng cần 66 ngày để từ bỏ một thói quen xấu.

Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời? Nhầm, khoa học vừa chứng minh bạn chỉ cần làm theo cách này là bỏ được thói quen xấu trong 66 ngày

Bạn đã bao giờ cố gắng từ bỏ một thói quen xấu, để rồi lại nản lòng và bỏ cuộc chưa? Vấn đề không phải là bạn yếu đuối hay thói quen đó đã ăn quá sâu vào cuộc sống của bạn. Trong đa phần các trường hợp, nguyên nhân là do bạn bỏ cuộc quá sớm.

Các nhà nghiên cứu ở Đại học London đã phát hiện ra rằng, chỉ cần 66 ngày để hình thành một thói quen mới. Tương tự, nếu không liên quan đến sự nghiện ngập nào, thì bạn cũng cần 66 ngày để từ bỏ một thói quan xấu.

Nhưng trước hết, ta cần phải hiểu các thói quen xấu hình thành ra sao đã.

Các thói quen xấu được hình thành và củng cố qua vòng lặp thói quen

Trước hết, một thứ gì đó khiến bạn bắt đầu có một hành vi không mong muốn. Chẳng hạn vì bạn thấy căng thẳng, nên quyết định lên Facebook giải khuây hoặc ăn một cái bánh ngọt. Bước thứ hai chính là hành vi mà bạn thực hiện. Bộ não như thì thầm với bạn: “Tới đi, cậu xứng đáng được ăn một miếng bánh ngọt chứ”. Vì thế bạn “tới luôn”.

Bước thứ 3, bước này cực kỳ quan trọng – chính là sự tưởng thưởng. Hành vi không mong muốn này phải mang lại một điều gì đó cho bạn. Điều này không có nghĩa là nó tốt cho bạn, nó chỉ là một thứ bộ não của bạn ưa thích mà thôi. Dù tốt hay xấu, sự tưởng thưởng này sẽ làm tăng khả năng bạn phải lặp lại hành vi đó nhiều lần.

Một khi bạn đã lặp lại một hành vi nhiều lần, vòng lặp đó sẽ trở thành tự động, đến nỗi bạn thậm chí còn không nghĩ về điều đó nữa. Và khi đó việc từ bỏ thói quen sẽ trở nên khó hơn rất nhiều – đó là lý do bạn sẽ thất bại nếu không trải qua 66 ngày để khiến bản thân miễn nhiễm với thói quen này.

66 ngày thoạt nghe có vẻ là một khoảng thời gian dài, nhưng có những giai đoạn cụ thể bạn phải trải qua khiến cho quá trình này trở nên ngắn hơn. Đó là những giai đoạn sau đây:

Ngày thứ 1-10: Nhìn vào thực trạng nội tại

Thường thì bạn sẽ thấy rõ những thói quen xấu nào đang gây ra nhiều vấn đề nhất cho cuộc sống của bạn – những hậu quả liên tục xuất hiện trong các cuộc đánh giá hiệu quả công việc hay các cuộc tranh cãi với người thân. Một khi bạn nhận diện được thói quen cần thay đổi, thử thách thực sự nằm ở chỗ hiểu được nhân tố kích thích của bạn.

Có thể bạn liên tục bị phạt vì đi quá tốc độ, và bạn nhận thấy bạn đi xe quá nhanh khi đi làm về với tâm trạng tồi tệ, hoặc bạn ăn vặt rất nhiều khi bị stress. Nhìn vào thực trạng nội tại để khám phá ra nguồn gốc của thói quen bạn cố gắng từ bỏ sẽ giúp cho việc đó dễ dàng hơn nhiều.

10 ngày đầu tiên cố gắng từ bỏ một thói quen sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về nguồn gốc của thói quen đó, nếu bạn thực tâm mong muốn.

Ngày thứ 11-40: Thông báo cho những người xung quanh

Trong giai đoạn này, bạn nói cho tất cả mọi người bạn thường tiếp xúc về thói quen mình đang từ bỏ, và bạn càng tỏ ra quyết tâm khi nói cho họ, thì càng chắc chắn họ sẽ nhắc nhở bạn khi bạn có dấu hiệu “chệch hướng”. Hãy cho họ biết bạn thực sự muốn họ nhắc nhở mình. Điều quan trọng là bạn cũng phải luôn nhắc nhở họ về điều đó.

Ngày thứ 41-66: Hãy chú ý đến những nhân tố làm tái phát thói quen

Khi bạn đang đi đến chặng cuối của cuộc hành trình, hãy chuẩn bị sẵn tinh thần để mắc sai lầm – điều này có thể xảy ra với bất kỳ ai. Nếu bạn có xu hướng “tái phát thói quen” trong một tình huống cụ thể nào đó, hãy cố gắng tránh nhân tố kích thích đó hoàn toàn cho đến lúc bạn cảm nhận được thói quen xấu đó đã hoàn toàn biến mất.

Giữ cho nhân tố kích thích ở yên một chỗ và không làm phiền đến bạn là điểm khác biệt đặc trưng giữa thành công và thất bại ở thời điểm này trong suốt quá trình.

Ngày thứ 67 trở đi: Hãy tưởng thưởng cho bản thân mình

Bạn có thể nói rằng từ bỏ được một thói quen xấu bản thân điều đó đã là một phần thưởng rồi, nhưng tại sao lại bỏ qua một dịp để ăn mừng cơ chứ? Chỉ có điều đừng ăn mừng bằng cách vập vào thói quen cũ mà bạn đã cố gắng từ bỏ. Bạn cũng nên nhân dịp này để suy ngẫm và chọn lựa một thói quen tiếp theo khiến bạn không phải từ bỏ.

Theo Trí Thức Trẻ

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Trả lời

Close