Góc nhìn
Tại sao công ty của bạn cần một chính sách đối ngoại
Vào tháng Hai năm 2014, Nga xâm chiếm bán đảo Ukraine của Crimea, và vào tháng Ba, nó tuyên bố sáp nhập Crimea. Hành động đột ngột này đã đánh dấu sự khởi đầu của cuộc khủng hoảng chiến lược lớn đầu tiên ở châu Âu trong một thế hệ và là một lời cảnh tỉnh tới các nhà lãnh đạo kinh doanh.
Khi cuộc khủng hoảng đang diễn ra, Ngân hàng Anh khảo sát việc điều hành kinh doanh trên quan điểm của họ về rủi ro hệ thống và trong tháng Sáu công bố kết quả ấn tượng: 57% đề cập tới nguy cơ địa chính trị như những thách thức lớn nhất đối với kinh doanh, tăng từ con số 13% của năm trước. Bảng khảo sát của Ngân hàng Anh cho thấy tất cả rủi ro địa chính trị được xếp hạng là nguy cơ thách thức nhất tới việc quản lý- xếp trên tấn công mạng, sự gián đoạn tài chính, và thậm chí một cuộc suy thoái kinh tế.
Địa chính trị là tiền đề-như những gì thấy từ sự kiện Brexit gần đây, mà sẽ thay đổi đáng kể hình dạng tương lai của EU cũng nhu nhiều như mối quan hệ với nước Anh, và không chỉ ở châu Âu. Một Trung Quốc tự tin hơn đã có những biện pháp để khẳng định chủ quyền lãnh thổ (đang tranh chấp) ở trên biển. Tại Trung Đông, sự tuyên bố thành lập của Nhà nước hồi giáo Iraq và Levant (ISIL) đã đe dọa sự toàn vẹn lãnh thổ của nhiều quốc gia. Các hoạt động của ISIL tại Libya và các hoạt động của các nhóm khủng bố khác ở Tây Phi đã tiếp tục làm mất ổn định sự quản lý trên các lãnh thổ lớn đó. Nền chính trị nội bộ của châu Phi và châu Mỹ La tinh là không kiên định.
Bổ sung vào sự bất ổn này, Hoa Kỳ không còn kiên quyết can thiệp nếu tình trạng hiện tại của một số khu vực có chiều hướng xấu đi. Khi không có “thế giới cảnh sát,” và một số lượng ngày càng tăng của các nhóm cảnh vệ cũng như việc các nước háo hức để thách thức các quy tắc của trò chơi, nhiều nới trên thế giới cho thấy sự không ổn định và thiếu an toàn cảm. Các công ty không thể giả định, trong bất kỳ khu vực của thế giới, rằng hiện trạng chiến lược sẽ được duy trì bởi sự cân đối sức mạnh hoặc những lời hứa không thể phá vỡ trong việc hỗ trợ chính sách đối ngoại của các quốc gia siêu cường.
Trong thực tế mới này, các công ty đa quốc gia thành công nhất sẽ là những chuyên gia trong các vấn đề quốc tế có liên quan tới các hoạt động của họ, việc áp dụng những gì tốt nhất có thể được mô tả như là một chính sách đối ngoại của công ty. Một chính sách như vậy sẽ có hai mục tiêu: nâng cao khả năng hoạt động trong môi trường nước ngoài thông qua khả năng ngoại giao hiệu quả của một công ty, và đảm bảo sự thành công của bất cứ nơi nào công ty đặt chân tới thông qua sự cẩn thận về địa chính trị.
Các công ty đa quốc gia hoạt động trong nhiều môi trường khác nhau và trong nhiều ngành công nghiệp; tuy nhiên, một số nguyên tắc nền tảng cho chính sách đối ngoại tạo nên thành công cho công ty ở bất cứ nơi nào nó được thực hiện. Giành sự tôn trọng cho các chính sách ngoại giao có thể tạo nên lợi thế cạnh tranh.
Rủi ro địa chính trị ngày nay
Khi tổ chức có trụ sở tạo London IISS tổ chức một cuộc hội thảo cho các giám đốc điều hành vào năm 1994 về chủ đề “Do đâu mà các công ty cần có một chính sách đối ngoại?”, mọi thứ ngày hôm đó diễn ra khá yên ắng. Vào thời điểm đó, các công ty khá thích thú trong việc xem xét các khái niệm còn tương đối mới lạ của CSR và các bên liên quan như là một phần của một chiến lược kinh doanh toàn cầu, nhưng họ nghĩ rằng chính sách đối ngoại là một bước tiến quá xa. Tránh chính trị-đứng trên hoặc ngoài các vấn đề chính trị chiến-là phương pháp ưu tiên để bảo vệ quyền lợi và thúc đẩy danh tiếng. Bây giờ khi nói chuyện với giám đốc điều hành, phần lớn họ nhận ra rằng công ty của mình phải có thái độ chính sách đối ngoại mạnh hơn. Có một số lý do chính cho sự thay đổi này.
Sự can thiệp của Hoa Kỳ giảm
Tất cả các thách thức đối với trật tự toàn cầu trong những năm gần đây đã được thực hiện mà không có bất kỳ lời chỉ trích nhanh chóng hoặc quyết định từ Mỹ hoặc các đồng minh của nó. Một liên minh đa dạng, bao gồm Hoa Kỳ, đang tham gia vào các hoạt động quân sự để đánh bại ISIL, và NATO đã nhìn thấy ý nghĩa của việc hồi sinh châu Âu, và Hoa Kỳ đang tham gia vào một “trục” hướng về châu Á. Tuy nhiên, tốc độ của các sự kiện và phản ứng chậm chạp của Mỹ cho thấy rằng chúng ta đang trong độ tuổi “sống khôn khéo” trong khi điều chỉnh cơ cấu chiến lược diễn ra trước mắt. Các tổng thống Mỹ trong tương lai có thể quyết đoán hơn, nhưng sự thèm muốn can thiệp giữa các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ và cũng như công chúng đang tàn dần. Vì vậy thế giới sẽ kém ổn định, đó là lý do đầu tiên để các công ty đa quốc gia phải tập trung một lần nữa vào rủi ro địa chính trị.
Tăng trừng phạt kinh tế.
Lý do thứ hai để ác công ty phải cải thiện khả năng quản lý rủi ro địa chính trị là sự gia tăng của các biện pháp trừng phạt kinh tế như một công cụ của chính sách nước ngoài- sự nhấn mạnh vào việc làm tăng mối quan hệ giữa thương mại toàn cầu và địa chính trị. Trong thời gian lâu dài sắp tới, Hoa Kỳ vẫn sẽ là một siêu cường trong việc đưa ra các biện pháp trừng phạt, và Liên minh châu Âu cũng có sức mạnh trừng phạt đáng kể. Khi EU cùng với Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt đối với Iran, nhiều công ty châu Âu đã bị vô hiệu hóa việc giao dịch với quốc gia đó. Hoa Kỳ và EU đã cùng các đồng nghiệp G7 của họ, áp đặt lệnh trừng phạt thương mại lớn vào Nga, làm hạn chế thương mại với đất nước Đông Âu. Phạm vi của lệnh trừng phạt của Mỹ là đặc biệt mạnh mẽ, khi mà các công ty không phải quốc tịch Mỹ lo ngại rằng khả năng của họ để kinh doanh tại đất nước Bắc Mỹ này có thể bị ảnh hưởng nếu họ duy trì quan hệ thương mại với các nước hoặc các tổ chức bị trừng phạt bởi Washington. Các công ty đã tham khảo ý kiến các quan chức ở Washington và Brussels, và ở các thủ đô châu Âu khác để cảnh báo họ về bất cứ hậu quả ngoài ý muốn của chính sách trừng phạt. Sự tham vấn như vậy sẽ là một tính năng bền bỉ của thương mại quốc tế trong tương lai gần.
Các doanh nghiệp tốt có sự thông minh trong hiểu biết về môi trường xử phạt và có thể phát triển một cách nhanh chóng. Họ cũng biết làm thế nào để tiến hành kinh doanh như bình thường khi quan hệ song phương giảm nhưng áp lực chính sách đối ngoại dừng với lệnh trừng phạt của pháp luật. Ở đỉnh cao của sự căng thẳng với Moscow về Ukraine, ví dụ, chính phủ Canada đã cố gắng thuyết phục các doanh nghiệp của mình tẩy chay một diễn đàn kinh tế tại St Petersburg. Các giám đốc điều hành của công ty khai thác mỏ đa quốc gia Kinross Gold chống lại áp lực đó, cho rằng với việc đã hoạt động tại Nga trong 20 năm, nó đã có nghĩa vụ đối với các cổ đông và người lao động của Nga nên nó cần phải tham dự. Nhà khổng lồ trong ngành khí đốt Pháp TOTAL vẫn đầu tư vào Myanmar trong đầu những năm 2000 mặc cho tình trạng phức tạp của quốc gia này, cùng với đó là duy trì hoạt động ở nước láng giềng Thái Lan. Thành công quốc tế phụ thuộc vào các nhà lãnh đạo kinh doanh với sự nhạy bén trong chính sách đối ngoại để phân biệt giữa những gì họ có thể và không thể làm trong một môi trường trừng phạt hoặc môi trường ngoại giao cứng rắn.
Tăng trưởng trong thương mại Nam-Nam.
Thương mại giữa các quốc gia mới nổi mà không có sự trung gian của các quốc gia phương Tây đang tăng lên, và sự biến động chính trị trong nước ở các thị trường tăng trưởng cao, là lý do thứ ba khiến các công ty đa quốc gia phải trở nên chuyên nghiệp hơn ở chính sách đối ngoại của mình. Các công ty ở các nước đang phát triển đang tìm kiếm cơ hội tại các thị trường mới và khám phá các đối thủ mới. Những mối quan hệ đòi hỏi một sự hiểu biết đa quốc gia sâu sắc. Một công ty Mỹ đầu tư ở Ghana, ví dụ, cần phải có sự hiểu biết không chỉ về chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Ghana và chính trị nội bộ của Ghana, mà còn về chính sách của Trung Quốc đối với Ghana, tạo nên ảnh hưởng thương mại của Bắc Kinh ở đó. Đầu tư vào Myanmar không chỉ đòi hỏi một sự hiểu biết về chính trị nội bộ phức tạp của quốc gia này mà còn là một sự đánh giá cao quan hệ với Trung Quốc, Ấn Độ và các nước ASEAN khác, tất cả đều có lợi ích quan trọng.
Sự bất ổn chính trị trong nước ở các thị trường tăng trưởng cao đặt ra những thách thức địa chính trị cụ thể. Lệnh trừng phạt có thể được dỡ bỏ đối với Iran, nhưng có bao nhiêu công ty sẽ có thể tự tin đầu tư đó, trừ khi họ hiểu được mối quan hệ giữa tất cả các thành phần trong nước và mối liên hệ giữa một số công ty và chính phủ và bộ máy an ninh? Hiểu biết về địa chính trị do đó là rất quan trọng trước khi đưa ra những bước đi đầu tiên.
Chính sách đối ngoại doanh nghiệp là gì?
Để có sự hiểu biết phức tạp về địa chính trị của thế giới hiện đại, các công ty phải “tư nhân hóa” chính sách nước ngoài- họ phải tiếp thu rất nhiều yếu tố truyền thống được sử dụng trong ngoại giao. Đối với các quốc gia, một chính sách đối ngoại đòi hỏi rằng một quốc gia xác định lợi ích của mình, thu thập và phân tích thông tin tình báo bên ngoài, tìm đồng minh khu vực và địa phương, và nuôi dưỡng một môi trường thuận lợi cho sự thành công. Một quốc gia cần quan tâm đến các điều kiện văn hóa ở nơi mà nó hoạt động, thích ứng các phong cách khi cần thiết, trong khi thực hiện đúng với nguyên tắc đạo đức của nó. Các công ty đa quốc gia phải làm tất cả những điều này và nhiều hơn nữa.
Các công ty ngày nay mất sự kiểm soát trực tiếp hình ảnh và uy tín quốc tế của mình. Rất ít, nếu có, muốn được coi là cánh tay thương mại của một quốc gia cụ thể, ví dụ như là Công ty Đông Ấn Độ khi mà nước Anh đã thống trị quốc gia này từ thể kỉ 17 đến thế kỷ thứ 19. Các công ty cũng không muốn sẽ theo gương của Công ty trái cây Hoa Kỳ, khi công ty này đồng lõa với chính phủ Hoa Kỳ trong năm 1954 với cuộc đảo chính ở Guatemala. Điều đó đã để lại một di sản của sự mất lòng tin của đa quốc gia, và các công ty đã dành phần sau của thế kỷ 20 để thể hiện sự trung lập về chính trị.
Thật vậy, ít nhất là từ giữa những năm 1980, các công ty đã tìm cách để cho thấy rằng họ đã làm việc một cách chăm chỉ để thể hiện sự phi chính trị rõ ràng của mình. Họ đã thông qua một loạt các chiến lược trong nỗ lực này, bao gồm cả CSR, quản lý thương hiệu và rủi ro về danh tiếng, và quản lý các bên liên quan, cùng với những hành động quan hệ công chúng để giải quyết mối quan tâm của các tổ chức NGO hoặc thậm chí hợp tác với họ. Tuy nhiên, những hoạt động đối ngoại này của công ty đã không giúp ích nhiều trong việc nắm bắt cơ hội hoặc bảo vệ hoạt động và đầu tư vào một cuộc đảo chính, sự can thiệp của nhà nước, các hành động của những kẻ đầu sỏ chính trị địa phương, thay đổi vận mệnh chính trị của một đối tác địa phương trọng điểm, hoặc một sự thay đổi căn bản trong tình cảm của công chúng đối với các công ty.
Thực tế trong thế kỷ 21 các công ty không thể thoát khỏi chính trị, và cũng không thể luôn giả vờ là trung lập về chính trị. Câu trả lời là nắm lấy sự cần thiết cần phải tham gia vào chính trị và ngoại giao. Chính sách đối ngoại của công ty hiện nay có hai thành phần: địa chính trị rà soát đặc biệt và hoạt động ngoại giao của công ty.
Các nguyên tắc mới của địa chính trị rà soát đặc biệt
Cũng như khi các công ty tiến hành các quy định, pháp lý, tài chính, và các sự tích cực, họ cũng phải tiến hành thẩm định địa chính trị. Để làm điều này, họ có truyền thống dựa trên các báo cáo rủi ro quốc gia, nhưng trong thời đại của các mối đe dọa xuyên quốc gia và địa phương, địa chính trị rà soát đặc biệt cần phải được thực hiện không chỉ ở cấp quốc gia mà còn các mức độ và trong các lĩnh vực khác. Các công ty phải:
Đánh giá nguy cơ xuyên quốc gia.
Rủi ro lớn trong khu vực có thể đặt ra một mối đe dọa lớn hơn những nguy cơ xảy ra với một đất nước, như những gì mà công ty dầu khí Na Uy Statoil đã trải qua trong tháng Giêng năm 2013. Một cơ sở khí đốt ở Algeria mà nó điều hành, cùng với BP và các công ty dầu khí nhà nước Algeria là Sonatrach, phải chịu một cuộc tấn công khủng bố dẫn đến cái chết của 40 người từ 10 quốc gia. Sau cuộc điều tra bởi một cựu lãnh đạo của cơ quan tình báo quốc gia Na Uy, Statoil nhận ra rằng cách tiếp cận an toàn của mình không thể làm mang lại sự an toàn trước các mối đe dọa địa chính trị- và các mối đe dọa như vậy không thể được hiểu hoàn toàn dựa trên một cơ sở nhất định của quốc gia. Các cuộc tấn công khủng bố, do al Qaeda, đã được hình thành ở Mali, bắt đầu từ Libya ở phía tây nam, và được thực hiện ở Algeria. Chỉ có một đánh giá khắt khe các mối đe dọa xuyên quốc gia và khu vực mới có thể tránh được nguy cơ này.
Hiệu quả địa chính trị rà soát đặc biệt đòi hỏi các công ty phát triển một sự hiểu biết về cả hai nước và nguy cơ xuyên quốc gia, và sau đó đánh giá cả hai dưới một lớp địa chính trị rộng lớn hơn. Statoil hiện nay kiểm tra các nguy cơ của đất nước, các mối đe dọa xuyên quốc gia, và mở rộng việc phân tích các xu hướng địa chính trị ở cấp độ quản lý cao, tách biệt với việc lập kế hoạch chi tiêu vốn. Nó tham gia vào một đội nhóm các nhà phân tích nội bộ để đánh giá rủi ro địa chính trị trên cơ sở liên tục và có các chuyên gia quan hệ quốc tế thuyết trình trước hội đồng quản trị.
Hãy chú ý đến các xu hướng chính trị trong khu vực.
Do rà soát đặc biệt ở cấp độ này không chỉ là về đánh giá rủi ro, nó cũng thể hiện độ nhạy cảm với diễn biến chính trị trong khu vực. Các công ty quốc tế được xem là hỗ trợ các sáng kiến khu vực cũng như hình thành việc xây dựng một cơ sở hỗ trợ địa chính trị để nắm bắt giá trị trong tương lai. Ví dụ, như Mexico, Colombia, Peru và Chile đặt trọng tâm nhiều hơn vào sự hội nhập của đất nước thông qua việc tạo ra các khối thương mại Thái Bình Dương Alliance (PA), các doanh nghiệp khu vực tư nhân hỗ trợ các mục tiêu của liên minh có thể làm tốt việc này. Mặc dù chính phủ Brazil coi PA là một đối thủ không được hoan nghênh trong kinh doanh ở khối Mercosur, các công ty Brazil đã có một cái nhìn tích cực hơn. Tổ chức tài chính lớn của Brazil là BTG Pactual, ví dụ, mở văn phòng tại tất cả bốn quốc gia sau khi Liên minh Thái Bình Dương được thành lập.
Đánh giá các nguy cơ có tính địa phương
Các quốc gia thường được coi là không ổn định vẫn có thể có lợi cho đầu tư. Ví dụ, các công ty dầu khí đã đầu tư ở phía bắc của Iraq tại khu vực quản lý của Chính phủ người Kurd vì họ tự tin rằng an ninh tương đối sẽ cho phép việc hoạt động liên tục. Một công ty vận chuyển quốc tế mà làm mới bảo hiểm rủi ro chính trị của mình cho cảng Surabaya, trong một khu vực ổn định của Indonesia, không nên di chuyển với tỉ lệ hoạt động khủng bố ở Bali. Tiểu bang của Mexico là Sinaloa có tỷ lệ giết người tương tự như ở El Salvador, thủ đô giết người của thế giới trong năm 2015, trong khi tỷ lệ giết người ở bang Chiapas không cao hơn so với Hawaii. Tại châu Phi, các mối đe dọa thường mang tính địa phương: Kano và Baga, tại Nigeria, mối đe dọa là cực kỳ nguy hiểm, Lagos thì ít nguy hiểm hơn.
Tuy nhiên, quyết định về việc kinh doanh trong một phần của một đất nước đang gặp khó khăn không phải là vấn đề về sự đơn giản hay phức tạp. Vài năm trước đây, công ty Ấn Độ Reliance bán quyền lợi của mình trong cộng đồng Kurd ở Iraq cho Chevron, một công ty muốn tận dụng các cơ hội tiềm năng lớn đang nổi lên ở miền nam Iraq trong bối cảnh các hoạt động có thể đã bị cấm ở phía bắc. Các công ty từ các nước như Hàn Quốc, Hoa Kỳ, và Áo đã có các cách tiếp cận khác nhau: Một số nhận định rằng họ có thể giao dịch với cả hai miền Nam và Bắc Iraq; những người công ty quyết định đặt cược chỉ về phía bắc. Bất kể những quyết định chiến lược là gì, mỗi công ty phải có một cách tiếp cận chính sách đối ngoại nhất quán đối với các thực thể khác nhau của Iraq mà nó tham gia. Tính trung lập sẽ bỏ đi các cơ hội kinh doanh.
Đừng bỏ bê gia các nguy cơ gần với mình
Trong khi việc công ty hướng sự chú ý của mình tới những nơi mà nó không hiểu nhiều, những rủi ro địa chính trị và thương mại lớn nhất thường xảy ra gần thị trường nhà. Ví dụ, cuộc trưng cầu việc rời khỏi EU của nước Anh có ảnh hưởng lớn tới các doanh nghiệp Anh, vì vậy nhiều người bắt đầu thể hiện sự tích cực cho chiến dịch bầu để ở lại trong Liên minh vào mùa xuân năm 2016 trước cuộc bỏ phiếu, việc tính toán về vấn đề chính trị này không phải là lợi ích tốt nhất đối với người lao động hoặc các cổ đông.
Không phải là điều gì bất thường khi các công ty bỏ qua sự phát triển chính trị và kinh tế gần nhà mà nghĩ rằng sẽ thành công. Vale, công ty khai thác mỏ của Brazil, đã đầu tư lớn vào Mozambique, trong một nỗ lực rất lớn để phát triển sự hiểu biết tinh tế của mình về quốc gia đó. Mặt khác, nó trải qua những khó khăn ở nước láng giềng Argentina, một đất nước mà người ta mong đợi nó có một sự hiểu biết sâu sắc. Năm 2011, công ty này thực hiện một khoản đầu tư lớn vào phía tây tỉnh Mendoza, nhưng khi kiểm soát tỷ giá và lạm phát cao đặc biệt tăng triệt tại mỏ Rio Colorado, hoạt động thương mại của nó đã gặp khó khăn nghiêm trọng. Vào tháng Tư năm 2013, sau một cuộc họp giữa Tổng thống Brazil và Argentina, một thỏa thuận đã đạt giúp Vale thoát khỏi thị trường Argentina. Từ bỏ dự án này khiến Vale mất vài tỷ đô la, một điều có thể đã tránh được nếu nó được thực hiện một cách tiếp cận thận trọng hơn trong việc đầu tư vào nước láng giềng.
Các nguyên tắc mới của ngoại giao doanh nghiệp
Địa chính trị rà soát đặc biệt bao gồm việc đánh giá cẩn thận các lực lượng địa phương, khu vực và quốc tế trước, trong, và sau khi đầu tư. Vai trò của ngoại giao doanh nghiệp gồm hai phần: nâng cao khả năng nói chung của công ty để hoạt động quốc tế và đảm bảo sự thành công của nó trong mỗi quốc gia cụ thể mà nó hoạt động. Uy tín quốc tế nói chung của một công ty có thể bị ảnh hưởng bởi sự thành công hay thất bại tại bất kỳ quốc gia nào, và cũng như khả năng về tính hiệu quả của một công ty ở các thị trường mới hấp dẫn hoặc thoát khỏi những bất ngờ không tốt đẹp gì phụ thuộc vào danh tiếng của nó.
Trong việc theo đuổi những mục tiêu đó, công ty có thể không ứng xử tương tự như các NGO-coi trọng vấn đề đạo đức và ủng hộ giải quyết các vấn đề bằng tất cả các ưu tiên-và cũng không hành động như là sự thay thế cho các chính phủ và nỗ lực để cung cấp cho người dân địa phương tất cả hàng hóa mà họ cần. Thay vào đó, họ phải trau dồi quan hệ sâu rộng với cả chính phủ và xã hội. Bất cứ nơi nào họ muốn hoạt động, họ phải xác định các bên liên quan khác nhau, hiểu được các nhóm có thể hỗ trợ mục tiêu của công ty và nhóm nào có khả năng phản đối họ, và phát triển các chiến lược để mang lại hiệu quả.
Bốn nguyên tắc chính là nền tảng cho một chiến lược ngoại giao của công ty hiệu quả.
Phát triển các quan điểm chính sách đối ngoại của riêng bạn.
Nguyên tắc đầu tiên của ngoại giao doanh nghiệp là các công ty phải phát triển cách tiếp cận riêng của họ cho các chính phủ nước ngoài, chứ không phải là thực hiện theo các chính sách được đưa ra ở đất nước của họ.
Để chắc chắn, sức mạnh ở thị trường trong nước có thể có lợi thế của nó. Hãng Trevi Ý, ví dụ, giành được một hợp đồng vào năm 2016 để sửa chữa đập Mosul bị hư hại nặng ở Iraq-chỉ vài tháng sau khi Thủ tướng Ý Matteo Renzi công bố việc triển khai 450 binh sĩ để bảo vệ đập chống ISIL. “Chương trình nghị sự về thịnh vượng”của Anh kêu gọi các đại sứ quán nước ngoài và các tổ chức ở nước ngoài hỗ trợ các mục tiêu của các công ty Anh trên thị trường quốc tế. Nhật Bản hỗ trợ các công ty của mình về kinh tế khi họ tìm kiếm cơ hội kinh doanh bên ngoài thị trường trong nước.
Các công ty mà điều chỉnh quá nhiều theo với chính quyền nước sở tại của mình thường gặp phải các vấn đề. Không có gì rõ ràng trong việc Monsanto giành được khoản lợi lớn khi chính phủ Hoa Kỳ vận động mạnh mẽ để khuyến khích người tiêu dùng châu Âu chấp nhận thực phẩm biến đổi gen. Các quỹ tài sản có chủ quyền trong gần một thập kỷ đã cố gắng thuyết phục các chính phủ và công chúng ở nước ngoài để họ có thể đưa ra quyết định một cách độc lập về các mối quan tâm chính sách đối ngoại của chính phủ nước nhà. Thông thường, các doanh nghiệp tăng trưởng tốt hơn khi họ phát triển tính cách riêng của mình trong khi đưa ra sự tiếp cận chính sách đối ngoại một cách mưu mẹo. Khi bước vào thị trường Hoa Kỳ, công ty viễn thông Huawei của Trung Quốc gặp khó khăn ở cấp liên bang với người sáng lập liên kết Ren Zhengfei của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). Hoa Kỳ quan ngại rằng các hệ thống viễn thông của Huawei có thể được sử dụng để chuyển tiếp dữ liệu vào bộ máy an ninh Trung Quốc. Đáp lại, Huawei đã chuyển trọng tâm sang mức tiểu bang. Mặc dù bị Hoa Kì đóng cửa tàu Tier 1, Huawei đã thành công trong việc đạt được các hợp đồng với các hãng nhỏ hơn, chẳng hạn như SpeedConnect, có các hoạt động tại khu vực nông thôn trên cả nước. Nó đã chứng minh sự độc lập của mình khỏi chính phủ Trung Quốc. Trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi, trong đó thừa công ty mình là một mặt trận cho PLA, Ren đã nói rằng mục tiêu của công ty là “làm cho mọi người nhận thức Huawei là một công ty châu Âu” – một sự chứng thực rõ ràng, lâp dị ý tưởng rằng các công ty đôi khi cần phải tách mình khỏi chính sách ngoại giao nước chủ nhà của họ.
Nếu có thể, phát triển một tính cách/bản sắc xuyên quốc gia.
Một công ty đa quốc gia càng trở nên lớn bao nhiêu, thi việc phát triển một tính cách xuyên quốc gia lại quan trọng bấy nhiêu. Đó là bởi vì khi một công ty hoặc một nhóm nhà đầu tư được xem là có nguồn gốc quốc gia rõ ràng, nó có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng từ một cuộc tranh chấp chính trị. Ví dụ, trong năm 2008, chuỗi siêu thị Carrefour của Pháp bị tẩy chay ở Trung Quốc để trả đũa cho cuộc biểu tình tại Paris bởi người biểu tình ủng hộ Tây Tạng. Kinh doanh gặp nhiều khó khăn cho đến khi Carrefour, với sự giúp đỡ từ chính phủ Trung Quốc, đã đưa ra một thông tin quốc tế chỉ ra rằng hầu hết các nhân viên của mình ở Trung Quốc là người Trung Quốc. Hiện nay người ta thấy công ty này không phải mang quốc tịch Pháp mà có tính chất xuyên quốc gia trong thị trường bán lẻ.
Sự cắt lọc đi kèm với hai cảnh báo lớn. Đầu tiên là việc tuyên bố công khai quốc tịch của bạn không thể mang lại hiệu quả trong các tình huống nhất định. Các công ty Nhật Bản đã đẩy mình vào châu Phi và Mỹ Latin bằng cách tự phân biệt mình khỏi các công ty Trung Quốc, và sau đó đã đạt được danh tiếng tốt trong việc khai thác trong nhiều lĩnh vực ở các châu lục này.
Thứ hai, các công ty không nên trở thành vô quốc tịch khi mà họ cảm thấy không có nghĩa vụ nộp thuế ở bất cứ đâu. Thất bại trong việc nộp thuế thu nhập có thể biểu thị một sự thất bại của việc thực hành chính sách đối ngoại: Nó có thể làm tổn hại danh tiếng của công ty và dẫn đến các hành động mạnh mẽ của chính phủ-bằng chứng là sự phản ứng lập pháp dữ dội gần đây đối với các công ty của Hoa Kỳ.
Đa dạng hóa các mối quan hệ chính trị.
Các công ty phải tham gia vào tất cả các thành phần chứ không phải là cố gắng để giảm thiểu rủi ro địa chính trị chỉ qua việc tiếp xúc tốt với chính phủ (trên một mặt) và thực tiễn xã hội (mặt khác). Đó là mối quan hệ năng động giữa các chính phủ, các tầng lớp kinh doanh hoặc tầng lớp tài phiệt, và xã hội dân sự cần phải được đánh giá cao. Trong các thị trường có tốc độ tăng trưởng cao, nơi chính trị trong nước đặc biệt dễ bay hơi, sự cân bằng nội tại của quyền lực giữa các thành phần chính trong các lĩnh vực kinh tế và chính trị phải được theo dõi liên tục. Các công ty cần phải được cảnh báo để thay đổi nhịp độ nhanh trong những mối quan hệ và sẵn sàng để thích nghi.
Công ty dầu khí Tây Ban Nha Repsol, hoạt động ở Argentina như YPF, trong một khoảng thời gian đã hoạt động kinh doanh hết sức thoải mái trên thực tế là một doanh nhân cao cấp lúc đó -tổng thống Nestor Kirchner- sở hữu số lượng cổ phần lớn và đang là thành viên hội đồng quản trị. Khi vợ của Kirchner, Cristina Kirchner, kế nhiệm ông làm tổng thống, bà quốc hữu hóa YPF, và chính Repsol đã bất lực trong việc ngăn chặn điều này. Trong khi Repsol đã có thể hành động khác đi để ngăn chặn việc quốc hữu hóa- điều mà làm ảnh hưởng xấu tới Argentina nhiều hơn là công ty dầu mở- kinh nghiệm này được coi như là một câu chuyện để cảnh báo rằng sự liên lạc liên quan chặt chẽ tới một chế độ hay các bên liên quan đặc biệt tạo ra sự tổn thương và không có tác dụng nhiều trong việc giảm thiểu rủi ro địa chính trị. Bảo hiểm rủi ro chính trị tốt nhất vẫn là những tập hợp sâu rộng các mối quan hệ mà củng cố khả năng chính trị tiềm ẩn của công ty để hoạt động hiệu quả.
Đừng hủy hoại chính mình.
Rủi ro chính trị không chỉ là một cái gì đó xảy ra bên ngoài công ty. Nó cũng có thể được gây ra bởi hành động vớ vẩn của công ty, chẳng hạn như tham gia đối tác lâu dài để thúc đẩy giá trị cổ đông mà không quan tâm đến tình hình địa phương. Các công ty cần có một sự hiểu biết sâu sắc những lợi ích chính sách chính trị và đối ngoại của quốc gia mà họ đầu tư để họ có thể đối phó với thay đổi chính trị.
Trong tháng 10 năm 2015, MTN, nhà cung cấp điện thoại di động có trụ sở ở Nam Phi, bị phạt 5,2 tỷ $ ở Nigeria vì không cắt dịch vụ 5 triệu thuê bao chưa được xác minh, những người đã không cung cấp địa chỉ của họ khi mua thẻ SIM. Chính phủ Nigeria đã thông qua luật đòi hỏi người sử dụng phải đăng ký như một biện pháp an ninh để giúp ngăn chặn các nhóm nổi dậy như Boko Haram từ việc sử dụng điện thoại di động mà không thể theo dấu. Một nhà quan sát chính trị của Nigeria chính được cho là sẽ nhận ra rằng cuộc chiến chống lại Boko Haram là một ưu tiên quốc gia hàng đầu. Ngoài ra, MTN nên được hòa hợp với sự cạnh tranh mà đã tồn tại giữa Nam Phi và Nigeria-hai nền kinh tế lớn nhất lục địa và có trí thông minh ngoại giao để hành động một cách nhạy cảm.
Tai nạn bất ngờ của nhà khai thác mỏ khổng lồ Anglo American tại Chile vào năm 2012 là một ví dụ khác. Codelco, một công ty khai thác mỏ nhà nước, lập luận rằng những nỗ lực của mình để thực hiện quyền mua một cổ phần trong tài sản quốc gia đã bị làm ngơ bởi Anglo, mà thay vào đó bắt đầu đàm phán để bán 24,5% cổ phần cho Mitsubishi của Nhật Bản với giá 5,4 tỷ $. Nó đã thể hiện sự kiên quyết rằng điều này nằm trong quyền lợi của mình để sắp xếp một thỏa thuận tốt hơn cho các cổ đông và buộc tội Codelco vì sử dụng chiến thuật bắt nạt để ngăn chặn việc bán cổ phần. Một sự đình trệ sau đó khiến cả hai bên vô cùng tốn kếm. Vấn đề đã được giải quyết chỉ khi Anglo đồng ý bán 30% cổ phần trong tài sản khai thác của nó cho Codelco với giá giảm so với giá thị trường, làm hỏng vị trí tổng thể của Anglo tại Chile. Trong khi Anglo có thể tranh luận rằng nó đã hành động vì lợi ích ủy thác từ các cổ đông, và trong khi các thỏa thuận cuối cùng giữ thể diện cho tất cả cả bên, Anglo nên nhận ra rằng nó khó có khả năng giành chiến thắng trong một cuộc tranh chấp ở thị trường nước ngoài trước một công ty nhà nước và nên thực hiện hành động một cách nhanh chóng hơn để chấm dứt bế tắc.
Cuối cùng, bất ổn địa chính trị là không khác nhau giữa các hình thức khác của sự biến động. Miễn là quá trình đánh giá về địa chính trị của một công ty toàn diện và chính sách đối ngoại của công ty mình là khôn ngoan, các lãnh đạo doanh nghiệp sẽ có thể điều hướng những thử thách. Trong đánh giá chất lượng của một công ty, nhà đầu tư sẽ tiếp tục xem xét các chỉ số truyền thống thương mại đạt được. Tuy nhiên, họ sẽ còn đánh dấu công ty về khả năng trong chính sách đối ngoại của mình và khả năng phục hồi kinh doanh tương ứng khi đối mặt với cú sốc địa chính trị.
Thu Thuỷ
Lược dịch theo Harvard Business Review