Khởi nghiệp

“Th­ương tr­ường là … sự tìm tòi”

Khác với những ng­ời anh em khác chí thú làm ăn, Ph­ương luôn vẩn vơ suy nghĩ: trong khi đất n­ớc đang đi trên chặng cuối của cơ chế bao cấp.

Sinh năm 1957, 20 tuổi, Ph­ương vào lính binh chủng thông tin, năm 1980 anh phục viên. Với vốn liếng học hết phổ thông, ch­a biết làm gì, anh phụ giúp anh em trong gia đình sửa chữa xe đạp, xe máy trong một ngõ phố khiêm tốn của thị xã Hà Đông.

Khác với những ng­ời anh em khác chí thú làm ăn, Ph­ương luôn vẩn vơ suy nghĩ: trong khi đất n­ớc đang đi trên chặng cuối của cơ chế bao cấp còn ng­ời lao động thì đầy ắp lo toan “cơm, áo, gạo, tiền?”. Những năm cuối thập niên 80, xã hội Đông Âu biến loạn, phụ tùng xe máy từ Liên Xô, Đông Đức về nư­ớc khan hiếm dần, khiến anh thợ máy trẻ nảy ra một ý : tự làm lấy những chi tiết, phụ tùng thay thế.

Lang thang học hỏi ở các nhà máy cơ khí lớn nơi thì c­ời nhạo sự ngây thơ, nơi thì ái ngại chia sẻ sự th­ương hại. Cuối cùng bạn hữu ở Nhà máy Diesel Sông Công Bắc Thái chấp nhận giúp đỡ Ph­ương vận động anh em trong nhà góp tiền mua máy gia công và nguyên liệu về mày mò làm thử vòng găng xe máy. Lúc đầu hăm hở bao nhiêu thì chỉ mấy tháng sau vốn liếng đã nh­ường chỗ cho nỗi chán ngán và đống sản phẩm “dở đời” cứ đầy lên ở góc nhà. Giữa lúc cả nhà đang trong cơn đau đầu ngán ngẩm thì Ph­ương loé một ý t­ưởng táo bạo, thế là…

Một cú “Đông du ” ngoạn mục

Nhờ bạn bè móc nối với một số đối tác ở Đài Loan, Ph­ương chạy vạy dồn hết tài sản của gia đình đổi lấy mư­ời ngàn Mỹ kim, rủ một ngư­ời anh em (sau này cùng nhóm sáng lập viên Công ty với anh) cùng sang Đài Loan tầm sư­ học đạo.

Gần một năm mới chạy xong thủ tục xuất ngoại chỉ đ­ược trong bảy ngày (thời đó một cá nhân t­ư nhân đi nư­ớc ngoài là một sự ghê gớm lắm về mọi nhẽ). Đáp lại “”chiêu” mời gọi liên doanh của Ph­ương phía đối tác n­ớc ngoài cũng cao thủ tiếp “chiêu” tham quan du lịch mất tới 4 ngày làm cho Ph­ương đã nhìn thấy bàn thua trông thấy.

Ngày cuối cùng Ph­ương mới lọt vào đ­ợc nhà máy của đối tác. Mặc những lời giới thiệu hoa mỹ của chủ nhà máy, Ph­ương vận hết tinh lực, tập trung “tia” thiết bị và công nghệ gia công. Anh nhận thấy vẫn là những máy công cụ truyền thống, nh­ng tất cả những sản phẩm tinh xảo của họ sản xuất đều nhờ ph­ương pháp công nghệ của Liên Xô. Bí quyết đây rồi! Ph­ương “hạ màn” với đối tác bằng lời chào nhã nhặn: ch­a đủ sự hợp tác ! Để trở về với một quyết định trong đầu.

Một đối pháp đúng

Là thợ sửa chữa xe máy, Ph­ương suy nghĩ và tự nhận thấy: Xe máy sẽ là ph­ương tiện phổ biến ở Việt Nam nên chi tiết phụ tùng thay thế sản xuất là một thị tr­ường rộng. Trong khi đó cơ sở gia công, chế tạo của nhà n­ớc hầu nh­ ch­a có, cơ sở sản xuất tư­ nhân không đáp ứng đ­ợc yêu cầu thị tr­ường vì cũng như­ cơ sở của Phương: Công nghệ chế tạo còn rất thô sơ, còn chi tiết máy lại đòi hỏi tiêu chuẩn chính xác, chất l­ợng cao. Do đó, Ph­ương quyết định phải sản xuất cái thị tr­ường đang cần là phụ tùng thay thế các loại xe máy.

Sau sáu tháng mày mò với những gì “học” đ­ợc ở Đài Loan, bộ giá tiện méo vòng găng do Ph­ương tự thiết kế và chế tạo đã xong và cho chạy thử trên những máy công tác cũ. Thật không ngờ: những vòng găng do Ph­ương làm ra hoàn hảo không kém gì sản phẩm của các cơ sở chế tạo của Đài Loan và đ­ược ngư­ời tiêu dùng chấp nhận. Ph­ương quyết định mở rộng quy mô sản xuất tr­ớc rất nhiều đơn đặt hàng. Tr­ớc sự cởi mở của cơ chế mới, đầu năm 1995, Công ty TNHH Sông Công Hà Đông do Ph­ương làm Giám đốc ra đời.

Với số vốn ít ỏi, huy động ở gia đình và bạn bè; không đủ nhập ngoại thiết bị, Giám đốc Ph­ương mua các máy móc có ở trong n­ước về cải tiến, tự chế tạo thêm các bộ gá phụ trợ theo công nghệ tiên tiến của n­ước ngoài, vừa giảm chi phí tới 10 lần, vừa không lệ thuộc vào chuyên gia kỹ thuật n­ớc ngoài. Mặt khác, thiết bi tự chế tạo, ng­ời sử dụng sẽ biết rõ ­ưu điểm, cũng nh­ khuyết tật của nó nên dễ dàng chế ngự, vừa làm vừa cải tiến. Máy tiện méo vòng găng, máy mài xoa 2 đá, hệ thống ép nóng rèn đầu supáp do Ph­ương tự thiết kế chế tạo đã tiết kiệm đ­ược vốn đầu tư­ 20 tỷ đồng và mang lại cho anh 3 bằng Lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và điều quan trọng nhất là cả 61 tỉnh, thành trong cả n­ớc biết đến “chất lượng ngoại, giá nội”của Công ty Sông Công.

Đến nay, Công ty đã có một cơ sở sản xuất hoàn thiện và khép kín cả cơ khí chính xác, mạ, nhiệt luyện… sản xuất vòng găng, supáp, sơ mi và nhiều phụ tùng khác của các loại xe máy. Hơn 200 thiết bị và 140 công nhân hoạt động liên tục không kịp đáp ứng nhu cầu khách hàng, trong khi thiết bị ngoại nhập đang bày bán tràn ngập thì tr­ường.

Đâu là một nửa th­ương tr­ường?

Thời gian 5 năm phát triển của một cơ sở chế tạo cơ khí thật ngắn ngủi nh­ng với Công ty TNHH Sông Công là cả một b­ước dài với mức tăng tr­ởng hàng năm 25-30%. Chỉ tính riêng quý I năm 2001 Công ty đã đóng góp cho ngân sách Nhà nư­ớc hơn 1 tỷ đồng, bằng cả năm 2000, thu nhập ng­ười lao động đạt 1 triệu đồng/tháng. Nh­ng với riêng Giám đốc Đặng Duy Ph­ương thì thời gian ấy không phải là một cuộc dạo chơi thi vị. Để cơ sở sản xuất trụ vững anh đã chèo lái không phải bằng mánh khoé cạnh tranh “chém giết” mà bằng một nguyên tắc cực kỳ đơn giản: đi tr­ớc! Từ thực tế sản xuất, là một ng­ời say mê tìm tòi Ph­ương thấy rằng: Thiết bị công nghệ dù tinh xảo đến mấy cũng sẽ nhanh chóng lạc hậu, những gì cải tiến hôm nay, đến mai sẽ không còn phù hợp nữa. Vậy thì phải cải tiến, cải tiến liên tục không ngừng. Mặt khác khách hàng cần chi tiết gì lập tức phải đáp ứng, ngoài giá rẻ thì chất l­ợng là sống còn.

Nói vậy, mọi ng­ời sẽ nghĩ rằng ở Ph­ương tụ hội nhiều tài hoa trời phú? Không hẳn thế. Từ một học vấn lớp 10, anh đã phấn đấu để có bằng kỹ sư­ chế tạo máy của Tr­ường đại học Bách khoa. Nh­ưng quan trọng hơn là anh đã tập hợp đư­ợc bên cạnh mình một tập thể công nhân và những ng­ười anh em cùng chung ý nghĩ và việc làm bằng phong cách sống của mình. Thói th­ường, ng­ười ta dễ chia sẻ khó khăn nh­ng khó chung hưởng vinh quang. Thế mà ở đây, những sáng lập viên Công ty cùng với Ph­ương, dù có ng­ười đã thừa điều kiện làm ăn riêng vẫn tâm đầu ý hợp cùng Ph­ương gánh vách Công ty. Họ tự hào và quý trọng niềm say mê của Giám đốc, tự hào về một công ty tư­ nhân như­ng luôn làm tròn bổn phận tr­ớc xã hội, làm tròn nghĩa vụ với Nhà nư­ớc, trong sự cạnh tranh lành mạnh, một doanh nghiệp tư­ nhân nh­ng rất sớm có tổ chức Đảng, tổ chức đoàn thể hoạt động, ở đó làm nên một doanh nhân mới: đảng viên trẻ, chiến sĩ thi đua toàn quốc Đặng Duy Ph­ương.

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Trả lời

Close