Khởi nghiệp

Từ tay không thành ông chủ Cyber Net

Chỉ sáu tháng sau, Đức và Trí đã đủ tiền trả nợ. Cùng thời điểm này thì cà phê lnternet tại Tạ Hiền mọc lên nh­ư nấm. Giá truy cập từ 250 đồng/phút xuống còn 200 đồng rồi 150 đồng.

Duyên kỳ ngộ

Khác với một số bạn trẻ Hà Nội bắt đầu kinh doanh bằng tiền của cha mẹ, Đức và Trí tập làm ông chủ mà không có một xu dính túi. Năm 1994, khi chiếc máy vi tính còn ch­a phổ biến nh­ bây giờ, Đức và Trí đã la cà ở các hàng trò chơi điện tử vô tuyến với “m­u đồ” nâng cấp hệ thống trò chơi này lên thành “mạng” – thay thế vô tuyến bằng các máy vi tính nối mạng hệ thống. Lúc ấy Đức và Trí ch­a quen nhau, nh­ng chẳng hiểu sao cả hai đều linh cảm về h­ướng kinh doanh mang tính trào l­u này.

Theo hai con đ­ường khác nhau, Đức và Trí âm thầm tích lũy tiền (từ tiền quà sáng, tiền mừng sinh nhật… thậm chí đến “thi đấu”, điện tử để kiếm tiền) và huy động bạn bè chung máy để mở hai cửa hàng điện tử vi tính. Cửa hàng của Đức ở tại đê Trần Khát Chân, còn của Trí đặt tại phố Trần Xuân Soạn. Sau một năm hoạt động, nhằm khuếch tr­ơng thanh thế, cửa hàng của Trí tổ chức đấu giải với tất cả dân ghiền vi tính ở các cửa hàng vi tính điện tử trong thành phố. Tiếng tăm của giải vang xa, các “cao thủ” đến và lần l­ợt bại trận. Tài năng của Phan Minh Trí đ­ợc nhiều ng­ời kiêng dè. Đến l­ợt Nguyễn Ngọc Đức, anh lần l­ợt v­ợt qua các vòng đấu bảng để vào “chung kết ” với Trí. Kết quả thật bất ngờ! Đức lại v­ượt qua và “rinh” trọn giải thưởng 1 triệu đồng của cửa hàng Trí. Cả hai bắt tay kết bạn.

Cuối năm 1996, h­ướng kinh doanh trò chơi điện tử vi tính d­ường như­ trở nên khó khăn hơn. Các cửa hàng đua nhau mọc lên nh­ư nấm. Giá chơi trò chơi điện tử từ 7.000 đồng/giờ xuống 6.000 đồng… rồi 3.000 đồng. Thế là từ giấc mộng làm giàu, Đức và Trí chỉ còn mong “làm đủ ăn”, nh­ng bây giờ thì lo lắng tìm cách để trụ lại tr­ớc sự cạnh tranh gay gắt. Trong khi đó, việc nâng cấp cửa hàng, thay các máy cũ bằng máy tính tốc độ cao lại đòi hỏi chi phí rất lớn. Hơn nữa, Trí sắp rời tr­ờng phổ thông, còn Đức chuẩn bị vào đại học. Cả hai hiểu rằng không nên để việc kinh doanh lấn át chuyện học hành. Vậy mà đến năm 1997, khi lntemet đã khá phổ biến tại Việt Nam, Đức rủ Trí : “Cà phê lntemet là một cơ hội, không bỏ qua chứ”. Một cái gật đầu đồng ý. Và cùng với đó là sự giải thể hai cửa hàng. Đức và Trí gom đ­ợc 30 triệu đồng và quyết tâm “chớp” lấy cơ hội kinh doanh mới.

Thiên thời, địa lợi, nhân hòa

Với đối t­ượng khách nhắm đến là ng­ời n­ớc ngoài và giới ghiền “net”, câu hỏi đầu tiên đặt ra cho hai sáng lập viên trẻ tuổi này là “Nơi nào tập trung đông đảo l­ượng khách nói trên?”. Câu trả lời đã có sau hai tuần thăm dò thị trư­ờng của Đức và Trí, là phố cổ Hà Nội.

Hơn một tháng “nằm lì” ở phố cổ suốt sáng, tr­a, tối để theo dõi, Đức nhận thấy l­ượng khách Tây đi bộ ở các con phố này rất đông, và phần lớn họ ở phố “Tây” L­ơng Ngọc Quyến. Từ phố “Tây” này muốn tỏa ra các con phố khác phải đi qua Tạ Hiền? Đức nghĩ mình đã tìm đ­ợc phố “vàng”. Cả phố này lúc đó chỉ có một hàng phở và một cửa hàng cho thuê xe du lịch. Ngày ngày, nó vẫn chứng kiến những bư­ớc chân vội vã của các vị khách Tây ra tận b­ưu điện để gửi thư­ điện tử, “check mail” (kiểm tra xem có thư­ không). Cả hai phải năn nỉ mãi, chủ nhà số 22 Tạ Hiền mới cho “hai thằng nhỏ” thuê mặt bằng tầng một với giá 3 triệu đồng/tháng và phải trả tr­ớc sáu tháng. Hai cậu chủ hì hục lo mua sắm bàn ghế, quầy trang trí nhà cửa, biển hiệu… và lắp cả đư­ờng dây điện thoại cho đến khi hết sạch tiền. Lúc đó, Trí mới hỏi Đức: “Hết tiền rồi thì lấy máy ở đâu để kinh doanh?”. Ngần ngừ giây lát, Đức nói rất tự tin: “Anh em mình sẽ mua đ­ược”. Quả thật, nhờ uy tín và sự quen biết các cửa hàng bán máy từ hồi kinh doanh trò chơi, cuối cùng Đức và Trí đã thuyết phục đư­ợc ng­ời bán cho mua thiếu 10 máy tính với giá 60 triệu đồng.

Thế là cửa hàng Cyber net đầu tiên của hai cậu chủ tại Tạ Hiền ra đời. Sau tuần đầu khuyến mãi, doanh thu của cửa hàng đã đạt con số 700.000 đ/ngày. Mathias, một khách hàng ng­ời Đức, cho biết: “Tr­ớc đây, chúng tôi phải đi qua Tạ Hiền một đoạn dài mới gửi đ­ợc một bức thư­ điện tử. Bây giờ có cửa hàng này chúng tôi đã tiết kiệm đ­ợc khá nhiều thời gian. Giá dịch vụ ở đây khá rẻ và hai ông chủ nói tiếng Anh rất tuyệt!”.

Thời điểm ấy, một phút truy cập vào mạng ở Cyber là 250 đồng, trong khi cư­ớc phí b­uư điện thu tại các máy tính gia đình là 400 đồng/phút, Đức và Trí đã nối mạng 10 máy tính và thuê một đ­ờng (line) riêng. Đó là ­ưu thế của Cyber để thu hút khách hàng.

“Truy cập” th­ương trư­ờng

Chỉ sáu tháng sau, Đức và Trí đã đủ tiền trả nợ. Cùng thời điểm này thì cà phê lnternet tại Tạ Hiền mọc lên nh­ư nấm. Giá truy cập từ 250 đồng/phút xuống còn 200 đồng rồi 150 đồng. Như­ng lần này Cyber của Đức và Trí phải trụ lại. Ngoài việc hạ giá, hai ông chủ còn áp dụng biện pháp khuyến mãi. Cứ mỗi giờ truy cập tại Cyber, khách hàng đ­ợc mời uống một lon Coca-Cola. Thêm vào đó Trí tăng c­ường chiến dịch tiếp thị bằng cách tung “Cyber.com” lên mạng (trang thông tin riêng do Trí lập để giao l­uư với khách hàng). Thấy việc phát tờ rơi quảng cáo không mấy hiệu quả Trí cho in các đề-can nhỏ giới thiệu cửa hàng rồi đem dán ở các mặt bàn tại các quán đông khách nh­ư cà phê Trung Nguyên, trà Dilmah… Bên cạnh việc chú trọng đến đối t­ượng khách n­ớc ngoài, Cyber còn thúc đẩy phong trào “chơi net”.

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Để lại một bình luận

Close