Doanh nghiệpKinh doanh

Vissan vừa công bố mức doanh thu sụt giảm đột ngột sau khi lọt “mắt xanh” đại gia Masan

Doanh thu Vissan năm 2014 đạt trên 4.000 tỷ đồng nhưng sang năm 2015 giảm xuống 3.721 tỷ đồng. Mặc dù vậy, lợi nhuận Vissan vẫn tăng.

Theo số liệu từ Công ty cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc Sản (Vissan), năm 2015, doanh thu công ty là 3.721 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 153 tỷ đồng, LN sau thuế đạt 116,3 tỷ đồng.

Như vậy, doanh thu năm 2015 của Vissan thấp hơn cả 2 năm trước đó, thậm chí thấp hơn cả năm 2011 (chỉ nhỉnh hơn năm 2012 một chút). Kết quả này không nằm ngoài dự báo của CTCK Bản Việt hồi đầu năm (dự báo mức 3.700 tỷ đồng).

Dù vậy, lợi nhuận năm qua của Vissan vẫn tiếp tục tăng trưởng so với các năm trước đó. Nhờ đó, biên lợi nhuận của Vissan vẫn tăng tốt qua các năm, từ 15,8% năm 2011 đến nay đã lên tới 21,5% năm 2015.

LNST thực tế năm 2015 của Vissan cũng tốt hơn tất cả các năm dự báo từ 2015-2020 của CTCK Bản Việt, cụ thể LNST của Vissan được dự đoán đạt 109 tỷ đồng, tương đương năm 2014.

CTCK Bản Việt cũng đã tỏ ra thận trọng khi đưa ra các kết quả kinh doanh sau cổ phần hóa của Vissan.

 Lợi nhuận sau thuế của Vissan giai đoạn 2015-2020 theo dự đoán của CTCK Bản Việt. Nguồn: Bản công bố thông tin- Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ nghệ súc sản.

Lợi nhuận sau thuế của Vissan giai đoạn 2015-2020 theo dự đoán của CTCK Bản Việt.

Nguồn: Bản công bố thông tin- Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ nghệ súc sản.

Từ một thương hiệu nhà nước từng đứng trược nguy cơ xóa sổ, Vissan hiện là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu ngành thực phẩm chuyên sản xuất kinh doanh thịt tươi sống, đông lạnh và thực phẩm chế biến từ thịt.

Theo thông tin từ chính Vissan, hiện các sản phẩm xúc xích tiệt trùng của công ty này chiếm 65% thị phần trong nước, 70% thị phần sản phẩm lạp xưởng, 20% thị phần đồ hộp, 40% thị phần hàng đông lạnh.

Hồi tháng 3 vừa qua, Masan thông qua Anco đã chi hơn 1.400 tỷ đồng để sở hữu 14% vốn tại Vissan trong phiên đấu giá 11,3 triệu cổ phần, tương ứng chi 126.000 đồng cho mỗi cổ phần của Vissan.

Sau đó 3 tháng, Masan tuyên bố đã tiếp tục trả giá bình quân 106.000 đồng/cổ phần, mua thêm cổ phần của Vissan, nâng tỷ lệ sở hữu lên 24,9%. Theo tính toán, để sở hữu 24,9% vốn tại Vissan, Masan đã chi tổng cộng hơn 2.300 tỷ đồng.

Mới đây, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội đã chấp thuận cho Vissan niêm yết cổ phiếu trên sàn UPCoM. Vissan đến đầu tháng 7 có vốn điều lệ 809 tỷ đồng, trong đó Satra góp 67,76%, Anco góp 14%, còn lại là các cổ đông khác.

 Cơ cấu cổ đông của Vissan tại ngày 1/7, trước khi Masan hoàn tất thủ tục nâng tỷ lệ sở hữu lên 24,9%

Cơ cấu cổ đông của Vissan tại ngày 1/7, trước khi Masan hoàn tất thủ tục nâng tỷ lệ sở hữu lên 24,9%

Cuộc đua trên thị trường thịt 18 tỷ USD thời gian gần đây đang rất sôi động, với các ông lớn đa quốc gia, như CP Thái Lan, CJ Hàn Quốc, Masan Việt Nam… Hồi tháng 3, chính Masan là người đã nẫng Vissan khỏi tay CJ. Thị trường đang chuẩn bị đón nhận những người chơi mới như Hoà Phát hay Hùng Vương. Đây là 2 tập đoàn đều đã nhập giống lợn cụ kỵ từ Đan Mạch, cường quốc về giống động vật.

Theo Trí Thức Trẻ

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Để lại một bình luận

Close