Kỹ năngQuản trị

3 cạm bẫy nhà lãnh đạo phải vượt qua để thành công

Trên con đường đi đến thành công, đây là 3 cạm bẫy cơ bản mà các nhà lãnh đạo dễ dàng mắc phải.

 

3 cạm bẫy nhà lãnh đạo phải vượt qua để thành công

Để trở thành một nhà lãnh đạo tài năng, chắc chắn đó không phải là một điều dễ dàng. Bên cạnh quá trình luôn phải thúc đẩy bản thân ngày một phát triển, thì các nhà lãnh đạo phải là người truyền cảm hứng, chỉ đạo, quản lý cho các nhân viên, và tất nhiên có những lúc họ trở thành “kẻ xấu” trong mắt người khác.

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới một nhà quản lý giỏi, bên cạnh những thành tựu đạt được thì cũng có vô số những điểm yếu và cạm bẫy mà họ mắc phải.

Vì vậy, trong cuốn sách nổi tiếng “The Business Sergeant’s Field Manual” (Tạm dịch: Sổ tay hướng nghiệp của người kinh doanh) của Chris Hallerg, một nhà tư vấn kinh doanh dày dặn kinh nghiệm, chuyên gia chứng khoán, cựu chiến binh của Quân đội Mỹ, ông đã đưa ra những những yếu tố quan trọng nhất để phát triển thành một nhà lãnh đạo, đồng thời cũng nêu bật những nguy hiểm tiềm ẩn đang đợi trên con đường phía trước.

Trong một cuộc trò chuyện với CNBC, Hallberg đã chỉ ra ba khu vực nguy hiểm đến các nhà lãnh đạo, điều này có thể dẫn tới những bất lợi sâu sắc cho mối quan hệ giữa sếp và nhân viên.

1. Các nhà lãnh đạo không cải thiện mối quan hệ với các nhân viên

Ngay từ câu hỏi “Tôi có thể giúp gì cho bạn không?” cũng trở nên thân thiện hơn rất nhiều so với việc bạn hỏi rằng “Bạn đã làm xong những công việc mà tôi giao chưa?”. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo lại thường bỏ qua những chi tiết tưởng chừng như nhỏ nhặt nhất này.

“Nếu bạn có một tầm nhìn và những dự định rõ ràng (cả ngắn hạn và dài hạn), và làm việc với những người có năng lực thực sự, thì bạn không cần phải quản lý quá chi tiết nhóm của mình”, Hallberg lưu ý. Là một nhà lãnh đạo, bạn nên phấn đấu để trở thành một người giao tiếp tuyệt vời.

2. Các nhà lãnh đạo không đền đáp xứng đáng cho những đóng góp của nhân viên

Khi đạt được những chiến thắng, hãy khen ngợi tất cả những người xứng đáng, ngay cả khi đó là điều bạn không muốn. Hãy nhớ điều này, vì nó là điều quan trọng đối với các nhà lãnh đạo.

Mặc dù trong cùng một nhóm, mọi người sẽ chia sẻ cùng nhau về cả chiến thắng và thất bại, nhưng nếu bạn là một nhà lãnh đạo giỏi, bạn hãy coi những đóng góp của nhân viên cũng quan trọng như các đồng nghiệp và cấp trên. Bởi vì một nhà lãnh đạo tài năng là những người đã thuê những nhân viên tuyệt vời để vượt qua mọi trở ngại.

biz-book-1-9764-1520245447.jpg

Hallberg đã lấy ví dụ về tỷ phú tự thân Richard Branson. Để trở thành một nhà lãnh đạo vĩ đại, người đồng sáng lập Tập đoàn Virgin đã đặt nhân viên của mình trước những cổ đông, khách hàng hoặc nhà cung cấp.

“Khi nhân viên cảm thấy họ là người cuối cùng được quan tâm thì rất khó để họ có thể đóng góp hết sức sức lực cho công ty. Cuối cùng, nếu họ cảm thấy bản thân không được đánh giá cao, thì tại sao họ nên coi trọng chính công ty của mình?”, Hallberg nói. Trên thực tế, tỷ phú Branson đã chống lại kiểu hành vi này bằng cách ưu tiên nhân viên là số một.

Do đó, theo quan điểm của Hallberg, một nhà lãnh đạo không hoàn hảo là những người lấp đầy thẻ tín dụng của mình từ những thành công và lại đổ lỗi cho nhân viên về những thất bại mà họ gặp phải.

3. Các nhà lãnh đạo thiếu tính kiên định

Bất cứ ai cũng có thể có một ngày làm việc tồi tệ, ngay cả những ông chủ, nhưng như Hallberg nói, nhân viên không nên phải đối phó với các nhà lãnh đạo có một tuần hoặc tháng xấu liên miên.

Vậy làm thế nào để ngăn chặn điều này xảy ra? Theo Hallberg, nếu bạn là một người quản lý một cách rõ ràng và nhất quán, điều này giúp sắp xếp môi trường làm việc trở nên đơn giản hơn. Nó cho phép các nhân viên có cơ hội tập trung vào công việc cần phải làm, chứ không phải dành thời gian để điều hướng một mối quan hệ kinh doanh với nhiều mánh khóe.

(Theo Tri Thức Trẻ – Tựa bài do DNSG Online đặt lại)

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Để lại một bình luận

Close