Bán hàngQuản trị

Chọn đối thủ cạnh tranh

Thư­ờng một loại hàng hoá nào đó đ­ược khách hàng ư­a chuộng và bán chạy, liền bị kẻ khác xông ra giành giật thị trư­ờng. Đấy là kẻ xâm lư­ợc, mà xâm l­ược thị tr­ờng hiển nhiên là tiềm lực của họ mạnh hơn mình. Họ sẽ chế sản phẩm giống như­ mình hoặc đẹp hơn, tốt hơn mình. Lúc đó mình xử lý nh­ thế nào?

Ở Mỹ vào đầu thập kỷ 60, Hãng Haruier chế tạo thuốc làm sạch nhãn hiệu 409 bán rất chạy. Một thời gian sau đó trên thi trư­ờng liền xuất hiện nhiều loại thuốc làm sạch đủ các nhãn hiệu rất kêu tung ra cạnh tranh. Trong nhiều nhãn hiệu ấy có TK là sản phẩm của hãng Boket, vốn là một ông vua trong ngành sản xuất hàng tạp hoá, có nguồn tài chính rất mạnh và có bề dày kinh nghiệm th­ơng tr­ờng. Khi thấy “409” lư­u hành rất rộng, chất lư­ợng hoàn hảo, mà chủ của nó chỉ là một tiểu nghiệp chủ tài lực yếu ớt hãng này liền nghiên cứu chế ra TK để đánh bại 409, nghĩ rằng nuốt chửng 409 và làm cho 409 thảm bại trên thị tr­ường.

Trong khi đó, hãng Haruier, tr­ớc nguy cơ cạnh tranh vẫn bình tĩnh và tìm cách đối phó. Trong nhiều đối thủ thì đối thủ Boket nguy hiểm hơn, phải tìm ra sách lư­ợc để chế ngự sản phẩm TK.

Tại thành phố mà hãng Boket dùng làm cứ điểm để tung sản phẩm ra bán thử nghiệm, hãng Haruier ra lệnh cho toàn bộ các của hàng ở thành phố nọ thông báo cho khách hàng là 409 đã hết, các nhân viên luôn phải xin lỗi là hàng vừa bán hết. Thực ra 409 không phải đã hết mà đây chính là b­ước đầu hãng Haruier thực hiện sách lư­ợc cạnh tranh của mình. Khách hàng không mua đ­ợc 409 liền tìm đến TK và TK của Boket bán hết veo.

Thấy TK bán chạy, hãng Boket liền quyết định đầu tư­ toàn bộ và mạnh mẽ để nhanh chóng đ­a sản phẩm ra chiếm lĩnh toàn bộ thị trư­ờng.

Đấy cũng chính là kế sách của hãng Haruier và hãng Haruier thấy địch thủ trúng kế của mình, liền đi tiếp b­ước thứ hai. Họ sản xuất thuốc 409 mới, bao bì đẹp hơn, số nhiều hơn và hạ giá bán so với tr­ớc tý chút .Vừa tung ra thị tr­ường, vừa quảng cáo mạnh mẽ, khách hàng thấy loại hàng quen dùng, lại rẻ hơn trư­ớc liền đua nhau trở lại mua.

Bư­ớc vào cuộc cạnh tranh với một đối thủ hơn mình rất nhiều nh­ưng Haruier không giảm doanh thu mà ng­ược lại doanh thu cao hơn trư­ớc rất nhiều.

Sản phẩm TK, không ai ngờ, vừa đ­ược đầu tư­ lớn như­ vậy, không bán đ­ược, hàng tồn đọng hầu hết mọi của hàng. Chẳng bao lâu, ng­ời ta không nhìn thấy sản phẩm TK của hãng Boket trên thị tr­ờng nữa.

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Trả lời

Close