Câu chuyệnKinh doanh

Cuộc đại chiến nước mắm: Chiêu PR bẩn của Masan?

Cuộc chiến truyền thông giữa các nhà sản xuất nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp ở Việt Nam được đẩy lên cao trào, sau sự kiện Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng (Vinastas) hôm 17/10/2016 công bố kết quả xét nghiệm cho thấy hơn 67% các mẫu nước mắm có hàm lượng thạch tín vượt qui chuẩn Việt Nam và nước mắm có độ đạm càng cao thì càng chứa nhiều thạch tín.

Thông tin của Vinastas được cho là nhắm vào các nhà sản xuất nước mắm truyền thống. Vinastas vin vào cái cớ, “Chúng tôi công bố dựa trên xét nghiệm Arsen tổng hợp”. Nói vậy không có căn cứ, vì làm gì có quy chuẩn nào cho Arsen hữu cơ hay Arsen tổng hợp.

Với bấy nhiêu, đã đủ thấy Vinastas có động cơ khi công bố thông tin gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng uy tín, nhằm lợi cho doanh nghiệp này gây hại cho doanh nghiệp kia.. Lợi dụng thời cơ này nhà sản xuất và nhãn hàng cần PR đã lộ diện.

Không phải tự nhiên mà cùng một thời điểm đồng loạt có những thông tin sai lệch về nước mắm truyền thống xuất hiện trên truyền thông. Tinh ý một chút thì chúng ta sẽ nhận ra đây là một chiến dịch truyền thông có chủ đích để PR cho tập đoàn Masan rất bài bản.

Masan muốn một tay che cả trời?

“Được biết, vào chiều ngày 10/10/2016 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, một người rất quan tâm và sâu sát đối với công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, đã chỉ đạo Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan khẩn trương kiểm tra, làm rõ nội dung báo Thanh niên phản ánh về tình trạng nước mắm công nghiệp có nhiều loại hóa chất đang chi phối thị trường và báo cáo Thủ tướng trước ngày 22/10/2016”, Masan viết trong thông cáo báo chí.

Đích thân Thủ tướng yêu cầu làm rõ phản ánh tình trạng nước mắm công nghiệp có nhiều loại hoá chất đang chi phối thị trường. Lợi dụng cơ hội này Masan, chủ sở hữu của hai nhãn hàng “nước mắm công nghiệp” tự tin gửi công văn đến các cơ quan quản lý kiến nghị thanh tra toàn diện chất lượng nước mắm giới hạn ô nhiễm kim loại nặng và đặc biệt là arsen (thạch tín).

Cộng thêm thông tin PR khéo léo về công suất và chất lượng dây chuyền sản xuất của Masan (Masan đang sở hữu nhà thùng ủ chượp nước mắm cốt tại Phú Quốc với quy mô gần 500 thùng chượp có tổng sức chứa trên 10.000 tấn cá, cung cấp khoảng 15% tổng nhu cầu nước mắm cốt nguyên liệu cho sản phẩm nước mắm Chin-Su và Nam Ngư. Bên cạnh đó, công ty còn hợp tác thu mua nước mắm cốt từ các nhà sản xuất nước mắm cốt uy tín, ước tính khoảng 60% tổng sản lượng nước mắm của các vùng sản xuất nước mắm chính như Phú Quốc, Kiên Giang, Nha Trang, Phan Thiết…

Thông cáo khẳng định, các sản phẩm nước mắm của Masan được chế biến và đóng chai theo quy trình công nghệ khép kín trên các thiết bị hiện đại theo tiêu chuẩn châu Âu, với phòng Lab đạt tiêu chuẩn ISO 17025 và hệ thống kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt…). Song song đó trong hai ngày liên tiếp, Thanh Niên có loạt bài “Làm gì để nước mắm Việt vươn ra thế giới? Cẩn trọng với hàm lượng thạch tín”. Và liên tiếp là hàng loạt tin tức lan truyền trên truyền thông với các tít có thể kể ra như:

– Rò rỉ “danh sách” nước mắm có thạch tín vượt ngưỡng (Vneconomy)

– Nhiều mẫu nước mắm có hàm lượng thạch tín vượt ngưỡng (Vnexpress)

– Cần công bố danh sách mẫu nước mắm chứa thạch tín vượt ngưỡng (Soha)

-Bất ngờ “lộ” danh sách hàng trăm sản phẩm nước mắm có thạch tín vượt ngưỡng (Giaoduc.net)

Cao trào kết quả khảo sát về hàm lượng thạch tín (arsen) các nhãn hiệu nước mắm trên toàn quốc do VINASTAS kết luận: nhãn hàng nào có (arsen tổng < 1mg/lit) trong ngưỡng cho phép, nhãn hàng nào dao động từ trên 1,0mg/L đến 5 mg/L không đạt theo quy định. Cần biết rằng arsen vô cơ thì gây hại cho cơ thể con người còn arsen hữu cơ vốn có sẵn trong hải sản thì vô hại, do đó người ta phải kiểm tra lượng arsen vô cơ trong nước mắm chứ không phải lượng arsen tổng bao gồm cả vô cơ và hữu cơ. Đây là một sự lập lờ cố ý!

Có hay không chiến dịch truyền thông bẩn?

Theo Dân Trí Online, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho rằng một số cơ quan báo chí đã đưa tin cẩu thả, thiếu chuyên nghiệp; thậm chí có thể nghi vấn đây là một chiến dịch truyền thông lấy người tiêu dùng làm “con tin” nhằm làm lợi cho doanh nghiệp này gây hại cho doanh nghiệp kia.

Đằng sau cuộc chiến nước mắm, ai được lợi?

Cuộc chiến nước mắm đang nóng lên từng ngày làm chúng ta nhớ lại cách đây 10 năm về trước, cũng từng xảy ra vụ nước tương 3-MCPD cũng làm chao đảo dư luận.

Tháng 7/2005, nước tương Chinsu tại châu Âu bị cáo buộc có chứa 3-MCPD (một loại độc tố sinh ra trong quá trình lên men đậu nành để sản xuất nước tương, có khả năng gây ung thư) quá nồng độ cho phép. Tại Việt Nam, cộng đồng cũng bắt đầu lo lắng về loại độc tố này. Sở Y tế TP.HCM vào cuộc điều tra và rất nhiều nhãn hiệu nước tương được kết luận có chứa chất 3-MCPD vượt quá tiêu chuẩn.

Giữa cơn bão, Masan nhanh chóng tung ra thị trường sản phẩm nước tương Tam Thái Tử với lời quảng cáo “Không chứa 3-MCPD”, và thông báo thưởng tiền tỷ cho ai tìm được 3-MCPD trong sản phẩm của Masan.

Cũng lối mòn cũ, trong tâm bảo của cuộc đại chiến nước mắm, tập đoàn Masan của Ông Nguyễn Đăng Quang lại 1 lần nữa chóp lấy cơ hội tung ra chiến dịch marketing “đánh vào nỗi sợ hãi” của người tiêu dùng, chỉ với 1 công thức chung: “Sản phẩm” + “KHÔNG” + “chất độc hại” mà 10 năm trước đã từng làm.

Chỉ 3 ngày sau khi Vinastas công bố kết quả nghiên cứu, ngày 20/10, hình ảnh quảng cáo của Masan về nước mắm “không chứa thạch tín” cho 2 thương hiệu nước mắm của mình, là Chinsu hương cá hồi và Nam Ngư, đã nghiễm nhiên xuất hiện trên 2 tờ báo lớn.

Liệu giữa Tập đoàn Masan và Vinatas có ngầm bắt tay với nhau hay không? Có ăn chia sau vụ này hay không? Hay đây chỉ là 1 sự ngẫu nhiên trùng hợp đến bất ngờ?

14717298_1793506937556746_5066491328959620537_n-1

Theo Zing News, gần đây xuất hiện rất nhiều tờ rơi in danh sách các nhãn hiệu nước mắm kèm cái tiêu chuẩn kiểm nghiệm “rải” ở các chợ gây hoang mang cho bà con tiểu thương về nước mắm truyền thống. Đấy là một đòn thực sự độc địa vì bà con ở chợ, các bà đi chợ mua nước mắm cũng ít người có Facebook để đọc được và hiểu toàn bộ câu chuyện. Họ chỉ thấy các số liệu tù mù, ma quái về thạch tín mà cái ‘Hội hãm hại người tiêu dùng’ đưa ra.

Vào những ngày cuối tuần, tất cả các nhân viên của Masan sẽ mặc chiếc áo đỏ thẫm như màu máu , tỏa ra các chợ, mang các tờ rơi, photocopy danh sách các công ty, nhãn hàng nước mắm truyền thống “bị nhiễm thạch tính,” và các thông tin làm cho người tiêu dùng hoang mang để phân phát, để rỉ tai. Mà cụ thể đây là các bà nội trợ, tiểu thương buôn bán. Những người mà các ông chủ của tập đoàn Masan này tự tin rằng không biết gì về mạng xã hội và dễ chịu tác động trực tiếp từ các kênh thông tin loan truyền của họ nhiều hơn. Như họ đã thắng trong việc cho qua đời nước tương truyền thống.

14732245_579016142292064_3583426478695785750_n-2

Với kế hoạch truyền thông bẩn được chuẩn bị bài bản cùng danh sách các nhãn hiệu nước mắm “có thạch tín vượt ngưỡng” được Vinastas công bố rải khắp ở các chợ là chiếc áo PR phụng sự cho chiến dịch bán hàng “Sản phẩm” + “KHÔNG” + “chất độc hại” được Masan tính toán, chuẩn bị kỹ lưỡng để triệt hạ nhanh gọn các đối thủ

Masan đã dùng “chiến dịch truyền thông bẩn” đánh lừa người tiêu dùng, hạ đối thủ cạnh tranh vì lợi nhuận, chiếm lĩnh thị phần, độc quyền trong kinh doanh. Rõ ràng đây là hành động coi thường và không quan tâm đến sức khỏe người tiêu dùng của một doanh nghiệp bất lương chỉ nhằm tư lợi cho doanh nghiệp.

Cuối cùng thì “cuộc đại chiến nước mắm” cũng đến hồi kết khi Bộ Y tế và Bộ TT&TT kịp thời vào cuộc, trấn an dư luận và chặn đứng âm mưu của những doanh nghiệp bất lương có ý định dùng “chiến dịch truyền thông bẩn” để tư lợi, triệt hạ đối thủ và gây hoang mang dư luận, trả lại sự trong sạch cho nước mắm truyền thống. Còn Masan, liệu người tiêu dùng có chấp nhận một doanh nghiệp lớn nhưng thiếu đạo đức như thế hay không? Một doanh nghiệp tồi thì liệu những sản phẩm họ tạo ra có thể “vì sức khỏe người tiêu dùng” như quảng cáo hay không? Hay lợi ích mới chính là mục tiêu tối thượng của doanh nghiệp này?

Nguồn: Dân Việt / Thanh Niên

Comments

comments

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Trả lời

Close