Cách sốngKỹ năngQuản trịSống

5 kiểu người giàu tiêu biểu trên thế giới

Một người giàu có thực sự sẽ trông như thế nào ngoài đời? Họ quan tâm đến điều gì? Dưới đây là 5 phong cách tiêu biểu của những người sở hữu gia tài đồ sộ thời nay.

5 kiểu người giàu tiêu biểu trên thế giới

Tỷ phú Warren Buffett

Nhà cung cấp (The Provider)

“Nhà cung cấp” đa số đều thận trọng về mặt tài chính. Bên cạnh việc chu cấp cho gia đình một cách thoải mái, họ cũng ủng hộ những sáng kiến khác. Tên tuổi của họ gắn liền với việc xây dựng và ủng hộ các tổ chức phi lợi nhuận và có một vị trí trong hội đồng quản trị của các tổ chức tôn giáo, giáo dục, từ thiện, khoa học hoặc văn học mà họ yêu thích.

Việc hỗ trợ các tổ chức phi lợi nhuận còn giúp họ tồn tại về mặt tài chính. Trong thực tế, địa vị của họ có liên quan trực tiếp đến việc từ thiện và đảm bảo mọi thứ được quan tâm đúng cách. Họ thường là những người thuộc thế hệ thứ hai, những người tìm cách để duy trì gia tài và theo đuổi mục tiêu mà thế hệ thứ nhất đã đề ra.

“Nhà cung cấp” không nhất thiết phải xuất hiện ở khắp mọi nơi nhưng họ muốn bạn biết rằng họ sẽ xuất hiện trong cuộc sống của bạn theo cách nào đó. Bạn có thể nghe thấy tên của họ trên các phương tiện truyền thông công cộng như một người có công trong những hoạt động mang lại lợi ích cho xã hội.

Những cá nhân này tập trung nhiều vào bất động sản. Với họ, giá trị ròng của gia đình càng lớn thì giá trị của những bất động sản họ sở hữu sẽ càng cao. Đây có thể là bất động sản hạng A ở bất kỳ thành phố quốc tế lớn nào, nơi họ sẽ cho thuê đất hoặc áp dụng những hình thức khác mang lại thu nhập cố định như quỹ tín dụng tư nhân. Bên cạnh đó, họ quan tâm đến độ tin cậy của người thuê hơn là lợi nhuận. Ví dụ, họ sẽ lựa chọn lấy 7% của một tòa nhà hạng A hơn là 12% của một tòa chung cư hạng C.

Họ lo ngại về những rủi ro khi cho người nghèo thuê có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các quỹ hoặc các sáng kiến phi lợi nhuận mà họ hỗ trợ. Vậy nên, “nhà cung cấp” thường thiên về những người thuê mang mục đích thương mại và có tín dụng cao như Amazon và các công ty dược phẩm lớn. Ngoài ra, họ còn muốn cung cấp cho các trường tư thục bất cứ thứ gì có thể để hỗ trợ việc học và sinh hoạt cho học sinh.

Ông trùm (The Mogul)

Nhìn chung, hầu hết những người tự sáng lập nên đế chế của riêng mình đều phù hợp với đặc điểm của một “ông trùm”, dù không loại trừ khả năng là họ vẫn có thể xuất hiện ở các thế hệ sau. “Ông trùm” là những người mang sức hút vô cùng đặc trưng. Họ hòa đồng và sở hữu kỹ năng bán hàng đẳng cấp thế giới. Tất cả những thứ mà họ đạt được như hiện nay không chỉ đơn giản là dựa vào những bảng tính có sẵn.

Không có gì có thể ngăn cản họ và những vết sẹo trên lưng là những chiến tích mà họ muốn khoe với cả thế giới. Đương nhiên chúng không phải ở dạng hình xăm, mà được thể hiện dưới hình thức như một bộ sưu tập xe hơi, du thuyền, thành viên của những câu lạc bộ đặc biệt và sở hữu nhiều bất động sản.

“Ông trùm” luôn mang trong mình một sự thôi thúc chứng minh bản thân, vì vậy họ cố gắng thể hiện rằng họ năng động hơn so với những người đồng trang lứa. “Ông trùm” thích những giao dịch cho phép họ “khoe khoang” các chiến tích của mình. Họ thích kể những câu chuyện về việc hợp tác với những người giỏi nhất trên thế giới và xem đây là một cách giải trí với bạn bè.

“Ông trùm” quan tâm đến đầu tư mạo hiểm nhưng sẽ nghiêng về các khoản đầu tư nổi tiếng và mang lại cho họ vị thế cao, chẳng hạn như quyền sở hữu giải đấu thể thao chuyên nghiệp hoặc các khoản đầu tư vào các công ty startup tiềm năng, nơi cho phép họ trở thành tâm điểm trong mắt của những người quan tâm. Một hình ảnh tiêu biểu về “ông trùm” chính là Sean Parker. Người thành lập Napster và đầu tư vào Facebook khi chưa ai biết Facebook là gì.

Người không khuôn khổ (The Nonconformist)

Kiểu người này không nhất thiết phải là một kẻ nổi loạn chính trị với mái tóc nhuộm màu, chỉ là họ sẽ không đi trên con đường mà gia đình vạch ra chỉ vì lợi ích gia tộc. Nói cách khác, họ sẽ không an phận để làm một người kế thừa truyền thống gia đình.

Chẳng hạn như họ có thể lựa chọn tham gia nghệ thuật trong khi gia đình có truyền thống kinh doanh bất động sản; hay họ quan tâm đến việc phát triển các sáng kiến phi lợi nhuận dù không nhận được ủng hộ từ các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, đó là cách mà họ khẳng định bản sắc và thiết lập địa vị. Họ mang trong mình một chút nổi loạn, chống đối và muốn tách bản thân ra khỏi danh mục đầu tư của gia đình.

Bill Gates được xem là một ví dụ tuyệt vời cho hình tượng này. Khi cha ông đã thành lập một công ty luật nằm trong top 3 thế giới – K&L Gates, Bill Gates vẫn lựa chọn rời khỏi nhà của mình và sáng lập ra công ty phần mềm cho riêng bản thân mình.

Trong thực tế, nhiều người sẽ không lựa chọn hướng đi này, nhưng Bill Gates là một người không theo khuôn khổ. Ông thậm chí còn bỏ học ở Harvard. Tuy nhiên, những “người không theo khuôn khổ” không nhất thiết phải là những người nổi loạn. Trong trường hợp cần thiết, họ thậm chí có thể sử dụng gia đình để làm đòn bẩy cho sự nghiệp của mình, nhưng hầu hết họ sẽ tự làm mọi thứ dựa trên chính năng lực của bản thân.

bill-gates-3094-1640060366.jpg

Tỷ phú Bill Gates

Nhà giám tuyển (The Curator)

Những người này thuộc tầng lớp trí thức cao và khá tự do về mặt chính trị. Họ có xu hướng dành một lượng lớn thời gian ở bên ngoài, trong ngôi nhà thứ hai hoặc thảo luận về các tác phẩm nghệ thuật.

“Nhà giám tuyển” thường không hướng nhiều đến tiền bạc, họ thiên về việc xây dựng địa vị mang tính trí tuệ. Ngoài xã hội, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp họ trên các phương tiện truyền thông địa phương, nơi mà họ thường hỗ trợ. “Nhà giám tuyển” là những cựu sinh viên cuồng tín, và địa vị của họ cũng được thể hiện trong các tầng lớp cao đẳng nghệ thuật tự do hay các trường tư thục mà con họ theo học. Họ là những nhà đàm phán mang xu hướng hợp tác, và tiến tới mục tiêu bằng cách sử dụng bản ngã tuyệt đối và lực hấp dẫn của mình.

Tương tự như “ông trùm”, “nhà giám tuyển” thích các khoản đầu tư mà họ có thể thảo luận lâu dài, nhưng đây là một kiểu đầu tư khác khi những thứ họ mua đa phần là đồ mỹ nghệ mang lại cho họ cảm giác kết nối. Típ người này cũng đánh giá cao xuất xứ. Họ có thể truy tìm nguồn gốc của các khoản đầu tư và cảm thấy như mình là một phần của nó – một khả năng đặc biệt mà chỉ các “nhà giám tuyển” mới có.

Ngoài ra, những người này còn luôn tìm cách xây dựng đế chế của mình với mục đích mang lại tác động lớn nhất cho xã hội, cũng như có trách nhiệm thúc đẩy nhân loại hướng tới điều tốt đẹp hơn. Họ muốn được kết nối niềm đam mê của mình với tâm trí người khác. Họ xác định địa vị bằng mối liên hệ tương tự như cách tầng lớp trung lưu xác định địa vị của mình thông qua những thương hiệu họ mang trên người.

Trong đó, J. Paul Getty là một hình mẫu tiêu biểu cho kiểu người này. Ông được mọi người kính trọng vì thị hiếu của mình trong nghệ thuật và sở hữu một bộ sưu tập đáng ngưỡng mộ trước khi qua đời. Bởi lẽ, ông hy vọng mình được biết đến không chỉ bởi sự giàu có của bản thân. Đối với Getty, tiền chỉ là công cụ giúp ông thực hiện và hợp thức hóa đam mê của mình, điều khiến ông trở nên khác biệt với các tầng lớp tỷ phú khác.

Ông muốn được mọi người ngưỡng mộ với tư cách là một doanh nhân vĩ đại nhưng đồng thời cũng là một người có trí tuệ cao. Với vốn hiểu biết sâu rộng về lịch sử và niềm đam mê với các tác phẩm nghệ thuật mà ông sưu tầm, Getty hoàn toàn trở thành một nhà tỷ phú có gu thẩm mỹ tuyệt vời và tinh tế.

Nhà lịch sử (The Documentarian/Historian)

“Nhà lịch sử” luôn muốn sự hiện diện của họ sẽ tồn tại trong cuộc sống của bạn theo một cách nào đó và đây cũng là tất cả những gì họ theo đuổi trong suốt cuộc đời. Không giống như “ông trùm”, chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp “nhà lịch sử” trong các hoạt động phi lợi nhuận và các sáng kiến xã hội, hơn là trong các bộ sưu tập Ferrari và Rolls-Royces trên mạng xã hội.

Donald Trump là một ví dụ tuyệt vời về kiểu người này. Chúng ta biết đến các tòa nhà thương mại hạng A mang tên Trump trải dài khắp tất cả các thành phố lớn trên thế giới. Bởi lẽ, kiểu nhà đầu tư này thích đặt tên của họ lên mọi thứ, đặc biệt là bệnh viện và thư viện.

Những “nhà lịch sử” sẵn sàng cung cấp 5 triệu USD để xây dựng một sân vận động cho trường tư thục hoặc trường trung học của mình để đổi lấy lợi ích về thuế. Những khoản quyên góp này sẽ giúp họ gây được sự chú ý thông qua những lợi ích vĩnh viễn mà nó mang lại cho mọi người. Tên của họ cũng dễ dàng được tìm thấy trên các lối vào của một số trường kinh doanh và trường đại học.

(Theo Entrepreneur)

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Close