Khi bạn đánh giá người khác, hãy nhìn vào điều họ dự định làm. Khi đánh giá bản thân, hãy xem điều bạn thực sự đạt được. Thái độ này giúp bạn giữ được sự khiêm nhường.
Guy Kawasaki là người giúp Apple trở thành hiện tượng mà bất kỳ ai cũng mơ ước. Ông cũng là một chuyên gia marketing nổi tiếng thung lũng Silicon, hiện đang là giám đốc tiếp thị cho Canva và là cố vấn cho mảng kinh doanh của Motorola (Google).
Là người thành công trong giới công nghệ, Guy thừa nhận có những điều ông không nhận ra khi còn trẻ. Khi đó, ông cho rằng cứ nghĩ rằng kiếm tiền, mua xe, có được quyền năng và danh tiếng (dù rằng không phải tôi đã có tất cả những điều này) mới là mục tiêu của đời mình.
Nhưng khi qua 50 tuổi, điều khiến ông cảm thấy thấy hạnh phúc chính là đã có một người vợ và bốn đứa con. Ngoài ra ông cũng có những nhận thức muộn mằn mà tuổi trẻ chưa thể hiểu được muốn chia sẻ cùng giới trẻ.
1. Mọi việc không bao giờ tốt hoặc xấu như chúng có vẻ thế
Guy kể lại chuyện khi ông làm việc ở Apple từ 1983 tới 1987, công ty đã trải qua những thăng trầm, thăng kỳ diệu và trầm thảm thương. Giao Macintosh là một nốt thăng. Lần giãn thợ đầu tiên của Apple sau đó vài năm là một nốt trầm. Nhưng ông nhận ra rằng khi mọi việc có vẻ tuyệt vời, vẫn có rất nhiều vấn đề mà mọi người chọn cách phớt lờ.
Rồi ông nhận thấy trong suốt những ngày đen tối, mọi việc cũng không tệ đến mức đó: vẫn có hàng nghìn khách hàng mua Macintosh, những người phát triển khá hạnh phúc và hầu hết nhân viên đều không bị ảnh hưởng bởi chuyện giãn thợ. (Một số nhân viên thậm chí còn nghĩ giãn thợ là một cách tốt để “dọn nhà”). Vì thế, Guy đã học được cách kiềm chế sự lạc quan cũng như bi quan vào lúc tuổi già.
2. Nếu bạn nghĩ ai đó là một người khiếm nhã thì tất cả những người khác cũng nghĩ như thế
Khi Guy gặp ai đó mà ông không thích, ông tự hỏi đó là do lỗi của mình hay của người đó. Có thể Guy đã hiểu sai cô ta, còn người khác thì ngưỡng mộ và tôn trọng cô ta. Sau khi điều tra, Guy đã hình thành nên nguyên tắc thông tin hoàn hảo về người khiếm nhã, nghĩa là nếu bạn nghĩ ai đó là người khiếm nhã, nhiều khả năng tất cả những người khác cũng nghĩ như vậy.
Hiếm khi có sự bất đồng về người khiếm nhã. Tuy nhiên, điều tương tự không đúng với những người tốt. Nếu bạn nghĩ ai đó là người tốt, bạn không nên mặc định rằng tất cả những người khác cũng nghĩ như vậy.
3. Cuộc sống quá ngắn để đối phó với những người khiếm nhã
Khi ở 51 tuổi, Guy nhận ra rằng ở cái tuổi này, ông không còn đủ thời gian để thích nghi với những người khiếm nhã. Thành thật mà nói, khi không đủ thời gian để quan tâm tới những người ông yêu quý thì tại sao phải lãng phí thời gian với những người bạn không thích?
Vì thế, dù khách hàng, đối tác hay đại lý của bạn có tuyệt vời đến đâu chăng nữa, cũng đừng cho người đó một phần cuộc sống của bạn. Những người khiếm nhã không chỉ làm lãng phí thời gian của bạn, họ còn làm hỏng tâm hồn bạn với quãng thời gian bạn dành cho những người mà mình thích.
4. Đánh giá người khác bằng ý định của họ và đánh giá bản thân bằng kết quả
Nếu bạn muốn được yên bình trong thế giới này, bạn nên làm như sau: Ngược lại, nếu bạn đánh giá người khác bằng kết quả của họ (thường thiếu hụt) và đánh giá bản thân bằng ý định (thường được xem là kiêu ngạo) thì bạn sẽ được xem là người nhỏ nhen, xấu tính và hay cáu giận.
5. Bạn không cần phải trả lời mọi email
Guy thừa nhận luôn có cảm giác thôi thúc phải trả lời mọi email. Đôi lúc, đơn giản là ông không thể trả lời email được trong hàng tuần liền và sẽ cảm thấy như phát điên. Tuy nhiên, có đôi ba lần Guy làm mất hết những lá thư được gửi đến, vì sao chép nhầm tập dữ liệu, vì dữ liệu bị lỗi hay máy tính bị hỏng hoàn toàn và ông thấy rất sợ trước viễn cảnh hàng trăm người sẽ không nhận được phản hồi của mình và họ sẽ nổi giận.
Có thể họ sẽ nghĩ: “Guy cho rằng anh ta đã là người nổi tiếng, quan trọng nên không còn cần phải trả lời email nữa”. Trong nhiều tuần, Guy đã chuẩn bị tinh thần để đón nhận những bức thư cuồng nộ, nhưng bạn biết chuyện gì đã xảy ra không? Chẳng có gì cả. Không có một bức thư chửi rủa nào. Ông đã rất ngạc nhiên. Nhưng ông vẫn thấy bị thôi thúc với việc phải trả lời email.
6. Đừng yêu cầu người khác làm điều bạn sẽ không làm
Đây là bài kiểm tra cuối cùng đối với mọi cuộc xúc tiến thương mại, chiến dịch marketing, thiết kế kỹ thuật và chỉ đạo nhân viên. Trên thực tế, nó cũng có sức mạnh như nguyên tắc Vàng (“Hãy đối xử với người khác theo cách bạn muốn người khác đối xử với mình” hay “Người nào có tiền, người ấy có quyền.”). Nếu bạn không muốn làm việc gì, đừng yêu cầu người khác làm điều đó.
(Theo Tri Thức Trẻ – Tựa bài do DNSG Online đặt lại)