Câu chuyệnCEO ViệtKinh doanhNhân vật

CEO VietJet Air: Chúng tôi mang cơ hội được đi máy bay cho người dân, chứ không cạnh tranh bằng giá để lấy khách của hãng nào cả

VietJet không có chủ trương cạnh tranh để lấy khách của hãng khác mà phát triển khách hàng của riêng, tập trung vào đối tượng trẻ và người dân chưa từng đi máy bay. Và tương tự như thế trên thế giới, chúng tôi khai thác các đường bay quốc tế ít hãng bay tới. Chúng tôi tránh cạnh tranh bằng giá mà phát triển khách hàng mới.

CEO VietJet Air: Chúng tôi mang cơ hội được đi máy bay cho người dân, chứ không cạnh tranh bằng giá để lấy khách của hãng nào cả

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, CEO VietJet Air, đã trả lời như vậy trước các cổ đông tại Đại hội cổ đông sáng nay, 20/4. Sự kiện diễn ra ở TP HCM.

Dưới đây là phần trả lời của bà Thảo trước các câu hỏi của cổ đông và phóng viên.

– Thưa bà, các hãng hàng không đang đối mặt với việc kẹt trên trời, dưới đất. Điều này có ảnh hưởng như thế nào đến tốt độ tăng trưởng của công ty?

– Chúng tôi đánh giá rất cao sự quan tâm của xã hội đối với hạ tầng giao thông hàng không. Tôi nhìn nhận đó là dấu hiệu tích cực. Khi chúng ta có sự đông đúc trong giao thông thì đó chính là dấu hiệu của phát triển kinh tế.

Nhiều thành phố lớn ở đất nước chúng ta đang có dấu hiệu như vậy. Các sân bay của các thành phố phát triển trên thế giới đều rất đông đúc như ở Hong Kong, London hay Paris.

Chúng ta nhận được sự quan tâm và rất khẩn trương của chính phủ trong việc đầu tư mở rộng nhà ga.

Nếu nói về chuyện sân bay quá tải tại Việt Nam, hiện nước ta chỉ có 2 sân bay quá tải là Tân Sơn Nhất và Cam Ranh. Chúng tôi đánh giá Việt Nam có tiềm năng phát triển hàng không mạnh mẽ. Hiện chúng ta có 24 sân bay. Cho đến năm 2020, chúng ta sẽ có 26 sân bay.

Chúng ta có thể nhìn tích cực, lạc quan đến tương lai của ngành hàng không. Hàng loạt các hoạt động đầu tư của hàng không như hạ tầng, dịch vụ kỹ thuật, kho bãi, dịch vụ kỹ thuật… đều mang lại hiệu quả cao và có dấu hiệu tích cực. Tất cả các hoạt động đầu tư này là điều kiện môi trường tốt cho các hãng kinh doanh.

– Quý 1 đã qua đi, kết quả kinh doanh Vietjet Air như thế nào?

– Tôi có thể tiết lộ với quý cổ đông rằng kết quả của quý 1 năm nay là kết quả khả quan, tăng trưởng đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái. Tối nay, quý cổ đông có thể xem trên website của công ty.

– Chiến lược cạnh tranh của Vietjet là gì trong thời gian tới?

– VietJet không có chủ trương cạnh tranh để lấy khách của hãng khác mà phát triển khách hàng của riêng mình, tập trung vào đối tượng trẻ và người dân chưa từng đi máy bay. Và tương tự như thế trên thế giới, chúng tôi khai thác các đường bay quốc tế ít hãng bay tới. Chúng tôi tránh cạnh tranh bằng giá mà phát triển khách hàng mới.

Chúng ta nhìn rộng ra thế giới và các nước lân cận. Nhiều nước xung quanh Việt Nam có nhiều hãng bay hơn Việt Nam và họ vẫn phát triển.

Nhiều người có thể nghĩ chúng tôi đang cạnh tranh bằng giá nhưng thực ra mục tiêu chúng tôi hướng tới cung cấp các sản phẩm tương xứng với số tiền khách hàng bỏ ra. Việc kích thích bay thì như những chương trình khuyến mại ở các ngành khác. Việt Nam đang phát triển các trung tâm du lịch lớn và trở thành điểm đến hấp dẫn. Du lịch mà thiếu sự phát triển của hàng không thì rất khó.

– Mình là hãng hàng không mới mà mở học viện đào tạo hàng không. Bà có thể chia sẻ thêm về câu chuyện này?

– Đây là chiến lược chủ chốt của công ty trong chiến lược phát triển công ty lâu dài và hiệu quả. Theo kế hoạch, chương trình không chỉ cung cấp cho nhu cầu của chính công ty mà còn cung cấp cho các hãng khác, kể cả quốc tế.

Học viện này được sự hỗ trợ của các nhà sản xuất. Bằng cấp, chứng chỉ được quốc tế công nhận. Nhu cầu về đào tạo kỹ sư điều phối bay, phi công và nhân viên hàng không rất cao. Chúng tôi nghĩ rằng đây là hoạt động mang lại hiệu quả. Cụ thể, hoạt động đào tạo mới bắt đầu năm 2016 đã mang về thu nhập khoảng 3 triệu USD.

Theo Trí Thức Trẻ

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Trả lời

Close