Câu chuyệnKinh doanh

7-Eleven bị tẩy chay vì dính bê bối ăn chặn tiền lương của nhân viên suốt 6 năm

7-Eleven từng có chuỗi 20 cửa hàng ở Úc. Tuy nhiên chuỗi của hàng này sớm bị đóng cửa vì dính vào bê bối ăn chặn tiền công của nhân viên.

7-Eleven nổi tiếng là chuỗi cửa hàng tiện lợi phát triển mạnh và gây ấn tượng tốt với khách hàng bằng tiêu chuẩn khắt khe của Nhật Bản. Tuy nhiên, dù là chuỗi cửa hàng tiện lợi có tốc độ phát triển nhanh chóng mặt nhưng không phải ở đâu 7-Eleven cũng được chào đón.

7-Eleven từng có chuỗi 20 cửa hàng ở Úc. Tuy nhiên chuỗi của hàng này sớm bị đóng cửa vì dính vào bê bối ăn chặn tiền công của nhân viên.

Tháng 9/2015, theo điều tra của ABC Four Corners và Fairfax, có nhiều bằng chứng cho thấy quản lý của các cửa hàng 7-Eleven Úc đã bắt nhân viên (chủ yếu là sinh viên nước ngoài) làm việc không công, hoặc bị bớt xén tiền công trong khi thời gian làm việc thì rất dài. Những sinh viên này còn bị tống tiền, yêu cầu không được phép kiến nghị lên các tổ chức xã hội nếu không họ sẽ bị trục xuất.

Những sai phạm này đã diễn ra trong suốt 6 năm, bất chấp những kết quả điều tra được Fairfax phát hiện và công bố.

Cũng theo tổ chức này hầu hết những ông chủ cửa hàng nhượng quyền đều là dân nhập cư vào Úc. Ngoài ra, nếu trả lương nhân công theo luật của Úc thì có lẽ những chuỗi cửa hàng này khó có thể duy trì hoạt động.

7-Eleven mở cửa 24/7, tức là đủ 7 ngày 1 tuần và 24 giờ 1 ngày. Vì thế tiền công để trả cho nhân viên cửa hàng sẽ vô cùng lớn. Tuy nhiên, một báo cáo tài chính được phát hiện trong cuộc điều tra thì mỗi nhân viên chỉ nhận 10.000 đô la Úc. Giáo sư Allan Fels, cũng từng là quản lý chuỗi cửa hàng 7-Eleven nói, cách duy nhất để 7-Eleven phát triển là…. không trả lương nhân viên.

Dù luật pháp không “xử” được 7-Eleven Úc thì thị trường sẽ làm thay.

Đây được coi là một ví dụ điển hình về thất bại trong kinh doanh: Thất bại ngay trong đạo đức kinh doanh.

Không chỉ ở Úc, tại Mỹ, 7-Eleven cũng có bê bối liên quan tới vấn đề quản lý.

Cụ thể đầu năm 2014, gia đình nhà Patel đã đầu tư cửa hàng tiện lợi theo nhượng quyền của 7-Eleven trong vòng 19 năm tại 5958 Magnolia Ave., Riverside, California.

Tuy nhiên, một ngày nọ họ bị trục xuất khỏi chính cửa hàng nhà mình trong chiến dịch mở rộng các chuỗi cửa hàng do 7-Eleven tiến hành mà không được trả 1 xu tiền xây dựng và quảng cáo thương hiệu trong suốt 19 năm qua.

Ông bà Patel được thông báo là đi gặp mặt bàn về vấn đề tài chính nhưng thực tế họ được thông báo rằng bị tịch thu cửa hàng vì đã chạy quá nhiều… phiếu giảm giá.

Không cho phép họ có thời gian tìm luật sư để tư vấn, những nhà quản lý 7-Eleven đưa cho họ 2 sự lựa chọn:

1. Bàn giao cửa hàng, không nhận bồi thường, trả 100 nghìn USD tiền hao tổn vật tư, thiết bị.

2. Đối mặt với một vụ kiện ra tòa án liên bang có trị giá 250 nghìn USD tiền hư hỏng vật tư, vẫn giữ cửa hàng.

Không chứng minh được những sai phạm về việc gian lận phiếu giảm giá. Chỉ cáo buộc và trưng ra một video clip với nội dung không rõ ràng. Không cho thời gian để liên hệ luật sư, độc đoán trong hành xử. 7-Eleven sử dụng chiến thuật Gestapo để cướp không cửa hàng của ông bà Patel. Không chỉ có ông bà Patel, nhiều chủ cửa hàng khác cũng rơi vào tình trạng tương tự. Họ đã bị 7-Eleven chơi xấu. Thu hồi cửa hàng của người này, bán lại cho người khác để MỞ RỘNG chuỗi.

Theo Trí Thức Trẻ

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Để lại một bình luận

Close