Kỹ năngQuản trị

8 kỹ năng thiết yếu không thể học từ người khác

Theo Patrick, 8 kỹ năng này chỉ có thể được đem ra thực hành và chỉnh sửa dựa trên kinh nghiệm.

Patrick Bet-David là một doanh nhân và cố vấn tài chính người Mỹ. Vào cuối những năm 1980, ông đã theo cha chạy trốn khỏi Iran trong cuộc chiến tranh Iran – Iraq, sống 2 năm trong một trại tị nạn ở Đức trước khi nhập cư vào Mỹ vào năm 1990, khi 12 tuổi. Sau khi tốt nghiệp trung học, ông gia nhập quân đội Hoa Kỳ, rồi nhận việc làm tại Morgan Stanley khi xuất ngũ. 

Patrick là người tạo ra trang web Saving America và sau đó là chương trình radio ở Los Angeles, để khuyến khích mọi người trở thành nhà kinh doanh và hướng dẫn về trách nhiệm tài chính. Trước khi bước sang tuổi 30, Patrick thành lập PHP Agency Inc. – một công ty dịch vụ tài chính. PHP (People Helping People) là một trong những công ty phát triển nhanh nhất trên thị trường tài chính Hoa Kỳ.

Không chỉ là một doanh nhân khởi nghiệp thành công, Patrick còn là một tác giả nổi bật, một nhà tư-tưởng-tự-nhiên. Ông đưa ra và biến những ý tưởng lãnh đạo, quản lý và kinh doanh phức tạp thành những bài học cuộc sống đơn giản cho các doanh nhân.

Patrick Bet-David đã xuất bản 4 cuốn sách: The 25 Laws for Doing the Impossible (2011), The Perfect Perfect Storm (2012), The Life of an Entrepreneur in 90 Seconds (2016) và mới nhất là cuốn Drop Out And Get Schooled: The Case For Thinking Twice About College.

Partrick là một tác giả quen thuộc và được yêu thích trên trang Entrepreneur.com, với nhiều bài viết về tinh thần kinh doanh và phát triển cá nhân tạo cảm hứng cho người đọc. Gần đây, Patrick đã phát hành một video clip nói về những kỹ năng mà những người làm kinh doanh nếu muốn thành công sẽ phải tự dấn thân để có những trải nghiệm và điều chỉnh để chúng trở thành kinh nghiệm của bản thân, bởi không có trường học hay bất cứ ai có thể dạy chúng cho người khác.

8 kỹ năng đó là:

1/ Khao khát thành công.
2/ Có tầm nhìn xa.
3/ Cách thức nhìn nhận đối tượng.
4/ Phương pháp đối mặt với khó khăn.
5/ Khả năng phán đoán.
6/ Trực giác.
7/ Bản năng.
8/ Sử dụng kinh nghiệm.

Vậy làm thế nào để tôi luyện những kỹ năng này? Patrick Bet-David cung cấp hướng dẫn:

Cách 1: Qua khủng hoảng

Sự khủng hoảng bắt buộc bạn và tôi phát triển một số kỹ năng trên. Tôi không được quyết định có muốn tham gia đánh trận, đi giữa chiến trường bị đánh bom 167 lần mỗi ngày bởi Iraq hay không khi đang sống ở Tehran, Iran. Tôi không chọn cuộc sống đó. Đó chính là khủng hoảng của tôi.

Cách 2: Qua các tình huống áp lực nặng nề – nguy hiểm chết người

Thế nào là tình huống nguy hiểm chết người? Hầu hết chúng ta không phải trải qua những tình huống này. Trong bộ phim gần đây nhất, Hacksaw Ridge, nhân vật chính nói rằng, “Bởi vì mọi người ở đây đều đang giết lẫn nhau, tôi nghĩ rằng điều tối thiểu mà tôi có thể làm đó là cố gắng cứu càng nhiều người càng tốt”.

Và sau đó, những người xung quanh hiểu ra rằng anh ta chính là người can đảm và mạnh mẽ nhất, vì anh ta không muốn giết bất cứ ai. Mọi người đều cảm phục và kính trọng anh ấy. Đó chính là nhờ ngọn lửa khao khát mãnh liệt và niềm yêu thương cuộc sống của anh ấy. Nhưng bạn phải đặt anh ấy vào tình huống khủng hoảng, cận kề cái chết thì mới có thể nhận ra được ngọn lửa đó.

Bộ phim Fury với diễn viên Brad Pitt trong đó cũng là một ví dụ khác. Nhân vật của Brad Pitt nói với chàng trai trẻ, “Nhanh lên nào! Hãy bóp cò đi!”, nhưng chàng trai khóc lóc nói rằng, “Tôi không thể”. Đó chính là một tình huống khủng hoảng, căng thẳng, áp lực nặng nề.

Nếu không có những tình huống kiểu như vậy, bạn sẽ không bao giờ tìm ra con người thật của chính mình.

Cách 3: Qua những tình huống làm thay đổi cuộc sống

Sự qua đời của một người thân, rơi vào phá sản; đối mặt với một thử thách trong cuộc sống gia đình, sự hồi phục sau một căn bệnh nguy hiểm gần như làm bạn mất đi mọi thứ, một buổi hội thoại làm thay đổi hoàn toàn quan điểm của bạn về cuộc sống, một cuộc đối thoại với duy nhất một cá nhân nhưng lại chuyển hướng hoàn toàn cái nhìn cuộc sống của bạn v.v…

Còn hàng tỷ những tình huống như thế có thể ảnh hưởng đến các kỹ năng, suy nghĩ của bạn. Và bạn không thể học được từ một nơi nào khác ngoài kinh nghiệm của chính mình.

Cách 4: Qua áp lực 

Khi đội của bạn đang bị dẫn trước chỉ 1 điểm, trận đấu chỉ còn đúng 1 giây, và bạn được hưởng 2 quả ném phạt, họ sẽ biết được bạn có giữ được cái đầu lạnh như đá hay không. Đó chính là áp lực.

Khi bạn biết rằng bạn cần dừng việc kinh doanh lại, không thì bạn sẽ phá sản, nhưng bạn không biết đối mặt với sự căng thẳng, bạn hoảng loạn và chỉ nghĩ tới hóa đơn này hóa đơn nọ, bạn sẽ không tìm được cách giải quyết việc kinh doanh đó, bạn sẽ thất bại bởi vì khách hàng có thể thấy được nỗi sợ hãi trong mắt bạn. Đây chính là một tình huống để bạn học cách đối mặt với sự áp lực.

Trong cuộc sống, chúng ta quá đề cao cái nhìn lạc quan, sự thúc đẩy, khuyến khích bạn có thể đạt được nó. Đâu đó vẫn có khả năng bạn thật sự không muốn đạt được nó bởi vì yếu tố cuối cùng mà tôi sắp nói đây.

Có khoảng 7 tỷ người trên thế giới này. Chúng ta không thể định mức khao khát trong tim của từng người. Chỉ có bạn mới trả lời được mục tiêu nào thực sự quan trọng với bạn.

Nếu mục tiêu thực sự quan trọng với bạn, tôi đảm bảo rằng bạn sẽ tự tìm ra được hướng đi cho mình. Nếu mục tiêu không đủ quan trọng với bạn, tôi cũng đảm bảo bạn sẽ nhận ra được điều đó. Đó là cái mà không ai khác có thể làm được cho bạn, bởi không ai hiểu được bạn có những khả năng gì.

Chính bạn, và chỉ có bạn mới có thể chứng tỏ bản thân để cho thế giới thấy được bạn là người như thế nào.

Hãy tự học 8 kỹ năng trên qua các tình huống khủng hoảng, nguy hiểm cận kề, bất lực, và bạn phải tự tìm ra cách chống chọi đến cùng để thoát khỏi chúng.

Nếu bạn than thở và tự la lên rằng, “Tôi bỏ cuộc!”, chúng tôi sẽ biết bạn là người thế nào, và bạn cũng sẽ nhận ra bản thân mình là như thế nào. Trách nhiệm không thuộc về người nào khác. Và bạn cũng sẽ thấy ra được nhiều vấn đề từ bản thân mình.

Ở một hướng nhìn nào đó, 8 kỹ năng trên có thể được học. Nhưng chúng chỉ có thể được học nếu bạn có khao khát tôi luyện chúng.

Cách 5: Sẵn lòng học

Nếu bạn không sẵn lòng và khao khát nắm bắt được 8 kỹ năng trên, bạn sẽ không bao giờ có được chúng ở mức hoàn hảo nhất. Ai cũng biết một ít về chúng, nhưng không phải ở mức cao nhất mà có thể thực sự tạo ảnh hưởng tới người khác.

Hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi thật sự quan trọng: Bạn đối mặt với áp lực thế nào? Bạn là ai?

TAYLOR NGUYỄN

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Trả lời

Close