Câu chuyệnKinh doanh

GS Phan Văn Trường nói “không tin lắm vào công nghệ cao” trong nông nghiệp, các chuyên gia khác phản biện ra sao?

Bài toán sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao vẫn là câu chuyện tranh cãi của giới chuyên gia. Một bên thì theo đuổi trường phái thuận theo tự nhiên. Một bên thì quả quyết nông nghiệp công nghệ cao đem đến những hiệu quả có thể đo đếm được….

 

GS Phan Văn Trường nói "không tin lắm vào công nghệ cao" trong nông nghiệp, các chuyên gia khác phản biện ra sao?

Xu hướng nông nghiệp hữu cơ có tốc độ tăng trưởng 20%

GS Phan Văn Trường : Nền nông nghiệp nuôi sống dân tộc này hàng ngàn năm qua, tại sao giờ đây lại bi đát ?

Trong bàn tròn chia sẻ về nông nghiệp công nghệ cao ở TPHCM, GS Phan Văn Trường thẳng thắn bày tỏ qua điểm : “Tôi không tin lắm vào công nghệ cao vì tôi nhìn vấn đề nông nghiệp qua nhãn quan khác. Tôi nhìn qua nhãn quan của người nông dân Việt Nam”.

Khi nói về công nghệ cao, GS Trường dẫn chứng 46.000 thành viên trong CLB của ông có những nông dân trẻ tuổi nhưng họ còn khá mơ hồ với khái niệm này.

Theo ông, các công ty lớn tại Việt Nam đã rất thành công trên lộ trình hướng tới ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp. Tuy nhiên, có 70% nông dân chưa quan tâm, chưa muốn phát triển nông nghiệp dựa trên công nghệ.

“Câu hỏi đặt ra là suốt mấy ngàn năm qua, nền nông nghiệp vẫn nuôi sống tốt dân tộc này nhưng tại sao ngày hôm nay lại bi đát như thế. Điển hình là nhiều người Việt Nam phải tiêu thụ những món ăn có hóa chất, chứ chưa nói đến độc hại”, GS Phan Văn Trường tâm tư.

Theo tính toán của GS Trường, nếu chia theo đầu người, tỉ lệ nước ngọt cho mỗi người dân Việt Nam là rất lớn. Vậy có phải chúng ta thực sự cần công nghệ để phát triển nông nghiệp hay không?

GS Phan Văn Trường nói không tin lắm vào công nghệ cao trong nông nghiệp, các chuyên gia khác phản biện ra sao? - Ảnh 1.

Xu hướng nông nghiệp hữu cơ có tốc độ tăng trưởng 20%

TS Phạm S phản biện: Ứng dụng công nghệ cao trở thành xu hướng tất yếu, bằng chứng là sự “thay da đổi thịt” của nông nghiệp Lâm Đồng

Trái ngược với quan điểm của GS Phan Văn Trường, TS Phạm S – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, cho rằng nông nghiệp công nghệ cao là xu hướng tất yếu vì bốn lý do.

Đầu tiên, dân số thế giới đang không ngừng gia tăng, khiến nhu cầu tiêu thụ lương thực thực phẩm ngày càng lớn. Nhân tố thứ hai là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn biến quá nhanh, nền sản xuất chứng kiến sự hiện diện của robot công nghiệp từ sau năm 2016, dự kiến đạt giá trị 12 tỉ USD vào năm 2030.

Thêm vào đó, Việt Nam đã tham gia 12 hiệp định thương mại tự do quan trọng, nếu không đổi mới công nghệ thì khó khai thác được các thị trường này. Cuối cùng, Việt Nam cũng nằm trong danh sách 5 quốc gia bị ảnh hưởng lớn bởi biến đổi khí hậu, không ứng dụng công nghệ cao thì chắc chắn thua thiệt về sản xuất nông nghiệp.

TS Phạm S dẫn chứng trường hợp thành công của nền nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng là kết quả từ việc ứng dụng công nghệ cao 15 năm trước.

Hiện tại, địa phương này có 52.000 ha đất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đạt doanh thu 500 tỉ đồng, dẫn đầu cả nước. Riêng cây trà xanh đạt năng suất 8 tỉ đồng/ha. Việt Nam có 29 doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp công nghệ cao thì có 9 doanh nghiệp đến từ Lâm Đồng.

TS Phạm S còn cho biết thêm, nông nghiệp công nghệ cao chưa hẳn là thông minh, nhưng nông nghiệp thông minh phải dựa trên nền tảng công nghệ cao, điểm khác biệt là cảm biến kết nối toàn cầu.

“Ngoài ra, còn phải kể đến xu hướng nông nghiệp hữu cơ, đóng góp vào giá trị 90 tỉ USD trên thị trường nông nghiệp toàn cầu, với tốc độ tăng trưởng 20%. Theo dự báo, tổng giá trị ngành nông nghiệp sẽ vượt mặt ngành ô tô vào năm 2020”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết.

Không nên cầu kỳ việc áp dụng công nghệ cao, quan trọng là quy trình sản xuất tối ưu

TS Phạm S nhấn mạnh việc ứng dụng công nghệ cao là ứng dụng công nghệ phù hợp. Từng vùng sinh thái, từng loại cây trồng vật nuôi có lợi thế so sánh khác nhau.

Đơn cử như vùng ĐBSCL, nền nông nghiệp phải tập trung vào lúa chất lượng cao, công nghệ trộn tạo giống mới, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, công nghệ điều khiển từ xa, tưới nước nhỏ giọt…

Các chuyên gia khẳng định, nhiều nước phát triển trên thế giới không quan trọng định nghĩa về công nghệ cao ra sao. Những hoạt động tạo ra giá trị gia tăng cao thì đều tính là công nghệ cao.

Năm 2007, người Đài Loan giới thiệu sản phẩm chiếu dệt bằng nano, với đặc tính nằm đông thì ấm, nằm hạ thì mát. Họ vẫn xem đó là sản phẩm công nghệ cao.

Người làm nông nghiệp không nên cầu kỳ việc áp dụng công nghệ cao liên quan đến robot công nghiệp, vấn đề nằm ở chỗ làm cách nào kiến tạo một quy trình sản xuất tối ưu và tiến hành nhân rộng nó.

Phương Danh

Theo Trí Thức Trẻ

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Trả lời

Close