Tư duy

Harvard 4h30 sáng: “Đặc sản” của những người thiếu tư duy phản biện và thích giáo dục vâng lời?

Ông Huỳnh Thế Du, một cựu sinh Harvard cho rằng, những bài viết như “Harvard 4h30 sáng” rất phản giáo dục vì các thông tin bị thiên lệch phục vụ cho mục tiêu áp đặt quan điểm của người viết với chiêu thức sử dụng hình ảnh hoặc tên tuổi của những người/tổ chức được biết đến nhiều.

Harvard 4h30 sáng: "Đặc sản" của những người thiếu tư duy phản biện và thích giáo dục vâng lời?

Ông Huỳnh Thế Du, Giảng viên Chính sách công, Giám đốc Đào tạo Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, cựu sinh viên Harvard:

Theo mô tả của bức ảnh thì đây là hình ảnh một nơi nào đó chứ không phải Harvard như hiện nay.

Bức hình chú thích trong cuốn sách “4 giờ 30 sáng ở Harvard” chú thích ở thư viện Harvard là nơi phản tự nhiên, phản khoa học và phản nhân văn.

Nhà ăn ở Harvard ồn như cái chợ vỡ

Tôi từng đến nhà ăn ở Sanders Theater (mô phỏng cho cái nhà ăn trong phim Harry Porter) mấy lần, lần nào cũng thấy ồn như cái chợ (do mọi người ăn uống trao đổi chuyện trò với nhau như mọi nơi thôi). Tất cả các nhà ăn khác ở Harvard cũng đều thế cả.

Còn thư viện ở Harvard, hình ảnh đông đúc người qua lại chỉ vào mùa thi. Thời gian khác rất vắng. Thế nhưng, tỷ lệ tốt nghiệp theo con số chính thức của Harvard là 98%.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Một cựu sinh viên Harvard đang sống tại TP HCM:

Thư viện hạn chế giờ, thậm chí tắt điều hòa vào cuối tuần

Thực tế trường Harvard tự hào vì dạy người ta tư duy phản biện, đa chiều và các kỹ năng mềm chứ không tự hào dạy sinh viên thành “mọt học”.

Trong một buổi định hướng cho nghiên cứu sinh mới, một bạn người Châu Á hỏi rằng có thể đến trung tâm vào cuối tuần không. Tuy nhiên, trung tâm này trả lời là cuối tuần ngày lễ họ sẽ hạn chế giờ và thậm chí… tắt điều hoà để mọi người không làm việc quá sức.

Chỉ có rất ít (hoặc 1) thư viện mở đến gần sáng

Về chất lượng dạy và học ở Harvard cũng có người này người kia. Ngay cả giáo sư cũng có những người hiểu biết không đủ, chứ không phải cứ có cái mác Harvard là đều “cứu được thế giới”.

Thực tế Harvard không có 100 thư viện và hình như chỉ có Lamont là mở muộn đến gần sáng. Nhưng đa phần vào 1-2 tuần cuối kỳ tập trung nhiều môn thi thì mới có sinh viên đến đông.

Căng tin ở Harvard rất ồn ào. Ảnh: Moolf.
Căng tin ở Harvard rất ồn ào. Ảnh: Moolf.

Căng tin Harvard là nơi trò chuyện, phản biện

Còn việc căng tin ai cũng vừa ăn vừa đọc sách thì đó là bịa đặt hoàn toàn. Bởi vì nét đẹp nhất của Harvard không phải là đọc sách, mà là ở chỗ sinh viên và giáo sư ngồi ăn hay cà phê trao đổi với nhau như đồng sự một cách thoải mái nhất về tất cả các chủ đề.

Đó là nơi những ý tưởng được thăng hoa, bị phản biện, được bồi bổ. Là chỗ học tốt nhất chứ không phải ôm quyển sách trong thời đại này.

Bức hình chú thích “Harvard 4 giờ 30 sáng“ là phản tự nhiên, phản khoa học và phản nhân văn

Chia sẻ về bài viết “Harvard 4h30 sáng” do chính tác giả cuốn sách đăng tải, ông Huỳnh Thế Du cho rằng, nhiều người dị ứng với cái mác Harvard cũng vì lý do ở những bài viết như thế này. Các trường rất tốt tương tự như MIT, Stanford, Princeton.. họ ít bị thần thánh hoá như vậy.

Theo ông, thực ra những bài viết dạng này rất hay được chia sẻ là do nhìn thoáng qua theo hệ tư duy nhanh nhiều người thường cảm thấy tính giáo dục/nhân văn rất cao. Và điều không may là mạng xã hội thường kích thích hệ tư duy nhanh, đặc biệt là trong xã hội thiếu tư duy phản biện.

Tuy nhiên, những bài viết dạng này rất phản giáo dục vì các thông tin bị thiên lệch phục vụ cho mục tiêu áp đặt quan điểm của người viết với chiêu thức sử dụng hình ảnh hoặc tên tuổi của những người/tổ chức được biết đến nhiều.

Ở đây thường đánh vào tâm lý mặc định như: Harvard/Bill Gates thì phải đúng/tốt chẳng hạn và cứ thế mà tin thôi.

Những bài dạng này lại thường thịnh hành ở những xã hội thiếu tư duy phản biện thường trực và hệ tư tưởng và hệ thống giáo dục thiên về sự vâng lời mà thôi.

“Đây là vấn đề quan trọng và nghiêm túc nên tôi vẫn đặt ra để cùng trao đổi một cách thẳng thắn”, ông cho hay.

Cũng đồng ý với quan điểm trên, một cựu sinh Việt trường Harvard cho rằng, bài viết đánh vào tâm lý mặc định hình ảnh một trường đại học lung linh cái gì cũng “hơn người”.

Bài viết về Harvard có ảnh minh họa thư viện im lặng như chùa là thần thánh hoá và bịa đặt hoá về một “nhóm zombies thượng lưu, tri thức” như trong phim viễn tưởng.

Bên cạnh đó, cũng cần xem lại quyển sách “Harvard 4h30 sáng”, bởi theo tôi tìm hiểu thì cuốn sách đó gần như không thấy bản tiếng Anh và không được xuất bản tại Mỹ, chỉ có mỗi bản tiếng Trung.

H.M

Theo Trí Thức Trẻ

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Để lại một bình luận

Close