Câu chuyệnKinh doanh
Làng hương lưng chừng núi rộn ràng vào Tết
Hàng năm, cứ vào cuối Thu, đầu Đông, thời điểm hết vụ lúa, bà con người Nùng sinh sống ở làng Phja Thắp (xã Quốc Dân, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng) lại dọn sạch gốc rạ, phơi chân hương ra ruộng chuẩn bị cho vụ mùa hương lớn nhất trong năm.
Làng Phja Thắp là nơi có nghề làm hương truyền thống từ nhiều đời nay.
Làng Phja Thắp nằm trong thung lũng rộng lớn, một bên là núi cao, một bên là đường lớn chạy thẳng lên biên giới Cao Bằng.Đây là nơi có nghề làm hương truyền thống từ nhiều đời nay.
Theo anh Hoàng Văn Lập (Trưởng thôn Phja Thắp), điểm khác biệt của hương truyền thống nơiđây là hoàn toàn không dùng hóa chất, lá bơ hắt đóng vai trò như chất keo kết dính tự nhiên giữa các loại bột với que hương. Sau đó bột trộn thêm vỏ cây nghiến đỏ, mùn cưa, cây thung, cây mạy khảo… để tạo mùi.
Làm hương là một nghề vất vả, đòi hỏi cả sức vóc của nam giới bởi phải lên rừng tìm lá, chặt tre, lại vừa phải đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận của phụ nữ. Từ đầu năm, những người đàn ông trong làng đã đi tìm những cây mai già, cứng chắc, dóng dài, thẳng để chẻ que làm chân hương.
Dù hiện nay đã có máy chuốt que, nhưng người làng Phja Thắp vẫn chọn cách làm thủ công, bởi như vậy họ có thể ước lượng được chính xác độ cứng của que, không mỏng quá và không dày quá.
Nghề làm hương phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Nắng đẹp thì phơi một ngày là khô. Còn nếu trời âm u thì có thể 3 ngày. Vào mùa đông, gió hanh hao cũng giúp cho hương khô nhanh hơn. Ở đây, bà con không dùng lò sấy để làm khô hương bởi tác động của nhiệt độ cao sẽ làm rụng bột hương.
Bình thường, bà con tận dụng khoảng sân, bờ bê tông cạnh đường để phơi hương. Từng que hương thành phẩm được tỷ mẩn cắm trên các ống đá hình tròn, mỗi ống có từ bảy đến mười que. Cây hương tỏa đều ra bốn phía để đảm bảo nhanh khô.
Khi làm, người làng chuẩn bị sẵn một mẹt lớn đổ bột khô. Bên cạnh là một xô nước sạch. Que mai đã chẻ được nhúng vào nước, sau đó lăn qua hỗn hợp bộn trộn sẵn. Lăn đều tay, không nhanh không chậm để bột kết dính đều, tạo thành một lớp màu vàng phủ quanh que mai.
Ngườời Phja Thắp coi mỗi cây hương là cầu nối để kết nối với thế giới tâm linh, dành mọi sự thành kính để dâng lên thần linh, tổ tiên, vì thế người làm hương rất cẩn thận, tỷ mỷ trong từng côngđoạn.
Bà con làng Phja Thắp tâm niệm làm hương không chỉ mang lại nguồn thu, mà còn để giữ gìn những giá trị truyền thống của người Nùng cho hậu thế, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình.
Những năm trở lại đây, làng Phja Thắp bắt đầu làm du lịch cộng đồng, đón khách thập phương về nghỉ ngơi, tìm hiểu cuộc sống của làng. Trải nghiệm làm hương là một trong những chương trình hấp dẫn du khách tới đây.
Theo Infonet