Kỹ năngQuản trị

Mắc 10 sai lầm này thì đừng bao giờ nghĩ tới thành công

Kinh nghiệm mấy năm trong nghề chưa hẳn đã nói lên năng lực và tính chuyên nghiệp của một nhân viên

 

Mắc 10 sai lầm này thì đừng bao giờ nghĩ tới thành công

Để thăng tiến, hãy cố gắng hoàn thiện bản thân ngay từ hôm nay. Và nhớ nhé, hãy tránh 10 sai lầm này ra.

Gặp khó khăn không biết mở miệng nhờ giúp đỡ

Từ nhỏ, thầy cô luôn dạy chúng ta rằng, không biết phải hỏi, muốn giỏi phải học. Vậy mà giờ vẫn có không ít các bạn mới đi làm, không hiểu không biết cũng chẳng chịu nói, cứ im ỉm tự đoán tự làm.

Bình thường người ta đuối nước còn biết vùng vẫy cầu cứu, nhưng nhiều người “đuối nước” nơi công sở lại lựa chọn im lặng, tự đày đọa mình. Cứ như thế, họ càng trôi càng xa, đợi đến khi sức cùng lực kiệt, ý chí tiêu tan, họ cũng chẳng còn cách nào trụ lại nơi đó nữa.

Không suy nghĩ kĩ càng trước khi hỏi

Không biết thì nên hỏi, nhưng cũng không thể cứ trực tiếp hỏi mà không hề suy nghĩ qua.

Thường trước khi đặt ra câu hỏi, tôi đã suy nghĩ rất nhiều về vấn đề đó, và có một số cách nhìn nhận riêng. Vì vậy khi hỏi, tôi hy vọng thông qua quá trình thảo luận, mình có thể đưa ra một đáp án tốt hơn, hoặc thử xem hướng đi của mình có thể thuyết phục được người khác hay không.

Không biết gì về sếp và các cộng sự

Nhiều “lính mới” mắc sai lầm khi không chủ động tìm hiểu các thông tin về sếp và các đồng nghiệp trong cùng phòng ban. Bạn không biết cấp trên là người có tính cách như thế nào, trong phòng ban ai phụ trách công việc nào, họ giữ những chức vụ gì… Thiếu sót này sẽ khiến công việc của bạn gặp nhiều khó khăn hơn, điển hình là khi có những thắc mắc trong công việc bạn sẽ dễ rơi vào trạng thái bế tắc, không biết nhờ ai hỗ trợ. Vì thế, song song với việc tìm hiểu về nội quy, văn hóa công ty các nhân viên mới cũng cần chủ động tìm hiểu về cấp trên, đồng nghiệp để có thể phối hợp ăn ý.

Tự cao

Bên cạnh đó việc thể hiện thái độ tự cao trong công việc với các biểu hiện như nói “Tôi biết” quá nhiều khi mọi người góp ý cũng như khoe khoang về những thành tích trước đây cũng là sai lầm mà các “lính mới” cần tránh. Bởi điều này có thể khiến đồng nghiệp cảm thấy bạn là một người “khó ưa”, thậm chí là tẩy chay, khiến bạn bị cô lập nơi công sở.

Thói quen kéo dài ‘deadline’

Khi đặt ‘deadline’, nên cho nhau thời gian hợp lý để có thể co dãn. Cho dù lượng công việc nhiều hay ít, tôi đều chia giai đoạn với đối phương trước, phân tích kĩ càng, sau đó mới đặt deadline. Nhưng vẫn có nhiều người nói nộp muộn liền nộp muộn mà không có bất kì một biện pháp vớt vát nào.

Hoàn thành công việc đúng thời hạn là nguyên tắc cơ bản của một người đi làm. Xin hãy có trách nhiệm với đồng nghiệp, công ty và chính bản thân bạn.

Chờ đợi bị động, tốc độ làm việc chậm chạp

Đúng ra, chúng ta nên làm việc theo trình tự thế này: cố gắng hoàn thành công việc càng sớm càng tốt, xong việc rồi thì tìm một đồng nghiệp liên quan để thảo luận, góp ý, bàn giao. Nhưng một số người lại không hiểu được điều này.

Ngại đề xuất ý kiến

Bạn đừng nên vì chức danh “lính mới” mà khép mình và ngại đóng góp ý kiến trong các cuộc họp hoặc đề xuất ý tưởng mới trong công việc… Bởi điều này có thể làm vụt mất các cơ hội được “tỏa sáng”, được cấp trên đánh giá cao, được bồi dưỡng năng lực kịp thời, giúp mở ra nhiều cơ hội thăng tiến trong tương lai.

Không chủ động xây dựng mối quan hệ

Bên cạnh các thiếu sót trong công việc nhiều lính mới còn mắc các sai lầm trong giao tiếp, điển hình là không chủ động xây dựng mối quan hệ. Điều này sẽ khiến bạn gặp nhiều bất lợi hơn trong công việc, sẽ ít nhận được sự hỗ trợ tích cực từ mọi người, khiến bạn có cảm giác bị “cô lập”.

Không biết làm cũng không dám nói, chỉ vùi đầu vào làm

Không nên cứ nhận việc xong là bắt tay vào làm luôn, mà trước tiên phải suy nghĩ xem nên làm thế nào, sắp xếp lên kế hoạch hợp lý rồi hãy bắt đầu. Nếu vùi đầu đi làm, mất cả đống thời gian mới phát hiện ra đã làm sai, khiến chính mình không còn thời gian để thay đổi, đồng nghiệp không còn thời gian để sửa chữa, sẽ thành ra gây tổn thất cho công ty.

Không làm được thì nói không làm được, khi thời gian vẫn còn, mọi người có thể cùng nhau bàn bạc nghĩ cách, hoặc chia lại công việc. Chứ cứ ép bản thân mình thì vừa hại mình vừa hại cả công ty.

Bệnh nặng bệnh nhẹ không bệnh, đủ loại lý do xin nghỉ

Tôi từng nghe đến một nguyên tắc khiến tôi vô cùng kinh ngạc: “Sinh nhật có thể xin nghỉ.”

Đi làm bao nhiêu năm, chỉ khi bệnh không chịu được hoặc có việc quan trọng lắm tôi mới xin nghỉ. Bởi vì xin nghỉ chỉ khiến công việc đáng nhẽ là của tôi bị đẩy sang cho người khác, hoặc chất lượng công việc đi xuống mà thôi.

Theo PV

Phụ nữ và đời sống

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Để lại một bình luận

Close