Công sởNhân sựQuản trị

Một nhân viên nữ tại PwC London bị đuổi việc vì không chịu… đi giày cao gót: Vì sao những điều luật công sở “ngớ ngẩn” vẫn tồn tại?

Không chỉ các startup, hiện đã có rất nhiều công ty lớn chọn việc để nhân viên của họ được ăn mặc thoải mái đi làm.

Một nhân viên nữ tại PwC London bị đuổi việc vì không chịu... đi giày cao gót: Vì sao những điều luật công sở "ngớ ngẩn" vẫn tồn tại?

Năm ngoái, một nhân viên thời vụ có tên Nicola Thorp đã bị đuổi khỏi công ty mà không được nhận được bất kỳ đồng lương nào cho vị trí lễ tân mà cô làm tại văn phòng PwC London sau khi từ chối đi một đôi giày cao từ 2 – 4 inch.

Thorp nói rằng phía nhà tuyển dụng khăng khăng rằng giày cao gót là một phần không thể thiếu trong trang phục của nữ giới và họ đưa ra bằng chứng rằng Thorp vi phạm những cam kết đã ký về “chỉ dẫn cách ăn mặc”.

Trường hợp này đã gây phẫn nộ trong cộng đồng và đẩy các nhà chức trách Anh phải vào cuộc điều tra. Báo cáo của các nhà chức trách Anh có viết: “Chúng tôi nhận được hàng trăm lời phàn nàn của các nhân viên nữ về việc họ phải chịu đau đớn thế nào khi đi giày cao gót đi làm. Chưa kể tới những người bị buộc phải là thẳng mái tóc xoăn của họ, trang điểm trước khi đi làm”.

Và gần đây, British Columbia đã tuyên bố các công ty buộc phụ nữ phải đi giày cao gót khi đi làm là trái pháp luật. Đó là hành động không sáng suốt và thiếu an toàn cho người lao động. Nhiều người đặt ra câu hỏi tại sao những điều luật “vớ vẩn” như thế vẫn còn tồn tại và tranh cãi “loại bỏ giày cao gót” cho thấy xu hướng ngày càng gia tăng của việc thay đổi văn hóa và trang phục nơi làm việc.

Trong một thế giới nơi mà các công ty đang cố gắng duy trì khả năng cạnh tranh thu hút nhân tài thì yếu tố được mặc trang phục đi làm tiện lợi, thoải mái trở thành ưu tiên hàng đầu của nhiều người lao động.

Thực tế, theo khảo sát của Forbes, một nửa số quản lý khi được hỏi nói rằng nhân viên của họ ăn mặc thoải mái hơn so với 5 năm trước. Hơn nữa, trong môi trường làm việc ngày càng tự do và mang tinh thần đồng đội như hiện nay thì việc ăn mặc thoải mái, thông dụng có thể giúp nâng cao khả năng tương tác giữa mọi người và giúp người lao động có thể dễ dàng giao tiếp với khách hàng cũng như đồng nghiệp.

Không chỉ các startup, hiện đã có rất nhiều công ty lớn chọn việc để nhân viên của họ được ăn mặc thoải mái đi làm. Những CEO của các công ty lớn gồm Mark Zuckerberg của Facebook, Sergey Brin của Google và Evan Spiegel của Snapchat cũng không thường xuất hiện trong những bộ vest bảnh bao, thắt cà vạt mà thay vào đó là áo thể thao đi làm cho thấy khái niệm về môi trường làm việc chuyên nghiệp đang dần được định nghĩa lại.

Theo Trí Thức Trẻ/Fortune

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Để lại một bình luận

Close