Câu chuyệnKinh doanh

Báo Thái Lan: Bùng nổ du lịch lên Fansipan, nếu không có sự phát triển bền vững, Sapa sẽ “tự bắn vào chân mình”

Ông Hubert de Murard, quản lý của Topas Ecolodge, điểm du lịch có 25 nhà gỗ, cách thị trấn Sapa khoảng 18 km, nhận xét, một số dự án đầu tư vào Sapa có tầm nhìn ngắn và mục đích là tối đa lượng khách mà thôi.

Báo Thái Lan: Bùng nổ du lịch lên Fansipan, nếu không có sự phát triển bền vững, Sapa sẽ "tự bắn vào chân mình"

Việc lên đỉnh Fansipan giờ đã đã không còn mạo hiểm và tốn 2 ngày như trước nữa. Chỉ cần 20 phút bằng cáp treo, bạn đã có thể lên tới đỉnh núi để ngắm trời đất, thiên nhiên, những ruộng bậc thang tạo nên bức tranh hút hồn ở Sapa. Vậy nhưng nhiều người đang lo ngại rằng, sự phát triển nóng với lượng du khách ồ ạt cùng việc bê tông hóa có thể khiến điểm đến này không còn giữ được vẻ đẹp tự nhiên, theo Bangkok Post.

Những năm gần đây, Sapa đón lượng du khách rất lớn nhờ đường giao thông thuận tiện hơn. Hệ thống khách sạn cũng mọc lên rất nhiều ở vùng đất này.

“Nếu ngày càng nhiều tòa nhà được xây dựng ở đây, chúng tôi sẽ mất Sapa. Sẽ không còn ngọn núi nào ở Sapa cả”, Giang Thi Lang, hướng dẫn viên du lịch người HMông Đen nói với Bangkok Post.

Việt Nam trở thành điểm đến cho du khách nước ngoài ở Đông Nam Á và người Việt cũng tìm đến với các điểm du lịch trong nước nhiều hơn. Tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển, nhiều hệ lụy kéo theo.

Số phòng khách sạn tăng vọt. Năm 2010, con số này mới chỉ dừng ở mức 2.500 phòng thì đến 2015, 4.000 phòng khách sạn được sử dụng ở Sapa, chưa tính các công trình đang được xây dựng.

Lượng du khách đến Sapa cũng tăng rất cao, khoảng 700.000 người vào năm 2015. Doanh thu từ du lịch tăng gấp 3 kể từ năm 2010, lên mức 50 triệu USD trong năm ngoái.

Đóng góp vào sự phát triển này là hệ thống cáp treo dài bậc nhất thế giới ở Sapa. Hệ thống này đưa khoảng 2.000 người mỗi ngày lên đỉnh Fansipan.

Nhiều khách du lịch cho rằng Sapa đang dần mất đi vẻ đẹp vốn có. Đỉnh Fansipan thay bằng bậc bê tông, cửa hàng lưu niệm và nhiều đền chùa đang trong quá trình thi công.

“Tôi tưởng tượng rằng tôi sẽ lên tới đỉnh núi và mọi thứ sẽ rất tự nhiên. Tuy nhiên, ở đây đã phát triển nhiều và tôi cảm thấy hơi thất vọng”, Duong Hoang Minh, người đã lên đỉnh Fansifan kể.

Sau đó, anh Minh vẫn đi bằng cáp xuống núi và đồng tình rằng nhiều người được lên đỉnh núi hơn nhờ cáp. “Đối với nhiều người khác, tôi nghĩ có cáp treo là điều tốt vì giúp họ lên đỉnh núi an toàn hơn”, anh Minh nhận xét thêm.

Các tổ chức điều hành tour đều công nhận rằng việc du khách đến Sapa nhiều đã làm thay đổi cần thiết ở Sapa, đường sá, trường học, bệnh viện khang trang hơn ở một vùng đất lạc hậu hơn những vùng khác của đất nước.

Tuy nhiên, nếu không có sự phát triển bền vững, Sapa sẽ “tự bắn vào chân” mình, Hubert de Murard, quản lý của Topas Ecolodge, điểm du lịch có 25 nhà gỗ, cách thị trấn Sapa khoảng 18 km, nhận xét.

Ông Murard cho rằng, một số dự án đầu tư vào Sapa có tầm nhìn ngắn và mục đích là tối đa lượng khách mà thôi.

“Đối với một điểm đến thiên nhiên như ở đây, việc đầu tư như vậy thực sự không tốt. Cần cẩn trọng hơn để tránh hiện tượng du lịch hàng loạt ở Sapa”, ông Murard nói với AFP.

Theo Trí Thức Trẻ/Bangkok Post

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Trả lời

Close