Quản trịThương hiệu

Theo dõi sức khoẻ thương hiệu toàn diện trên social media: Honda ô tô qua góc nhìn social listening

Những năm gần đây nhu cầu mua sắm ô tô tại Việt Nam ngày càng gia tăng do mức thu nhập ngày càng được cải thiện và vì nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.

Trong năm 2015 vừa qua thị trường ô tô tại nước ta đã ghi nhận mức tiêu thụ kỷ lục, đồng thời Ô tô cũng là ngành hàng được thảo luận nhiều thứ 4 trên mạng xã hội và báo điện tử, theo thống kê của Buzzmetrics Social Listening vào quý 3/2015.

Bài viết thứ 12 trong chuyên mục“Always-on Brand Tracker – Mỗi tuần một thương hiệu” của Buzzmetrics sẽ lựa chọn thương hiệu ô tô Honda để thực hiện phân tích và theo dõi sức khỏe một cách toàn diện trên social media, trong khoảng thời gian Quý 2 & Quý 3/2016 (01/04/2016 – 30/09/2016).

A. Người tiêu dùng đang nói gì về thương hiệu ô tô Honda và đối thủ cạnh tranh trên social media? – Module BRAND HEALTH

TỔNG QUAN VỀ CÁC THƯƠNG HIỆU Ô TÔ TRÊN SOCIAL MEDIA

Trong quý 2 và quý 3 năm 2016, các thương hiệu ô tô có mặt tại thị trường Việt Nam thường xuyên cập nhật các thông tin, bài viết về các dòng xe mới nhất cũng như các hoạt động quảng bá của thương hiệu; trong đó với 21.1% thị phần thảo luận public trên báo điện tử và mạng xã hội đã giúp Toyota đứng đầu top 10 thương hiệu ô tô được nhắc đến nhiều nhất trên social media. Thương hiệu ô tô Honda đứng vị trí thứ 5, chiếm 8.6% thị phần thảo luận nhờ trang Facebook fanpage hoạt động tích cực cùng với các sự kiện lái thử xe hấp dẫn của thương hiệu. Bên cạnh đó là lượng lớn thảo luận đóng góp cho các thương hiệu đến từ các trang diễn đàn dành cho ô tô như otosaigon.com, otofun.net…nơi mọi người chia sẻ kinh nghiệm, tư vấn chọn lựa xe cũng như so sánh giữa các dòng xe với nhau trong cùng phân khúc.

Honda là thương hiệu nổi tiếng từ lâu tại Việt Nam; xuất phát điểm thương hiệu được biết nhiều đến là nhờ xe gắn máy với những dòng xe CUB, Dream…chiếm được nhiều cảm tình của người dùng; tuy nhiên, trong bài viết này sẽ chỉ tập trung phân tích thương hiệu ô tô Honda các hoạt động nhằm quảng bá cho các dòng xe của hãng và của đối thủ cạnh tranh.

Trong bài viết này sẽ chọn đối thủ cạnh tranh có thị phần thảo luận lớn nhất trong ngành hàng ô tô và cũng là thương hiệu đến từ Nhật Bản là Toyota để phân tích so sánh với Honda về các hoạt động của thương hiệu trên social media cũng như nhìn nhận của người tiêu dùng về thương hiệu.

THẢO LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU Ô TÔ HONDA TRÊN SOCIAL MEDIA

  • Lượng thảo luận và chỉ số cảm xúc hàng tháng

Từ tháng 4/2016 đến tháng 9/2016, lượng thảo luận về thương hiệu ô tô Honda khá ổn định qua các tháng do thương hiệu có các bài viết và cập nhật hoạt động thường xuyên trên trang Facebook fanpage. Tỷ lệ giữa thảo luận tích cực và tiêu cực về thương hiệu cũng khá ổn định và xuất phát từ các chủ đề thường được thảo luận như: nhận xét, đánh giáso sánh giữa các dòng xe của đối thủ cạnh tranh trong cùng phân khúc hay giữa các đời xe của Honda; tuy trong khoảng thời gian này, Honda trải qua sự kiện triệu hồi hàng loạt xe do lỗi túi khí nhưng lại không tạo ra tác động tiêu cực lớn đối với thương hiệu.

Chỉ số cảm xúc = (Lượng thảo luận Tích cực – Lượng thảo luận Tiêu cực) / (Lượng thảo luận Tích cực + Lượng thảo luận Tiêu cực)

Chỉ số cảm xúc có giá trị từ -1 đến 1, giá trị càng cao thể hiện mức độ được yêu thích càng cao.

  • Phản hồi của người tiêu dùng về thương hiệu:

– Tích cực: Ô tô Honda nhận được đánh giá cao ở khả năng tiết kiệm nhiên liệutối ưu; ngoài ra, thương hiệu Nhật Bản này còn được người dùng nhận xét là có chất lượng tốt, độ bền cao và là thương hiệu được tin dùng khi phải lựa chọn bên cạnh nhiều thương hiệu khác; bên cạnh đó, thương hiệu còn được nhận xét là có độ an toàn caotạo cảm giác lái tốt cho người dùng.

– Tiêu cực: kiểu dáng xe nhận nhiều phản hồi tiêu cực từ người dùng, trong đó người dùng cho rằng thiết kế kiểu dáng xe chưa đẹp và khá giống nhau giữa các dòng xe gây nhàm chán; dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng chưa tốt xe cách âm kém cũng nhận phải một số phàn nàn của khách hàng.

  • Nhìn nhận của người tiêu dùng về hình ảnh thương hiệu

Honda là thương hiệu ô tô được nhiều người dùng đánh giá là tiết kiệm nhiên liệu tốtchú trọng vào tính an toàn; trong khi đó, Toyota lại được nhìn nhận là thương hiệu xe bền bỉ có giá trị bán lại cao – đây là một điểm thu hút nhiều người dùng ô tô ở Việt Nam do tâm lý muốn bán lại xe có giá cao sau một khoảng thời gian sử dụng.

B. Trong quý 2 và quý 3/2016, thương hiệu ô tô Honda và đối thủ có những hoạt động gì trên social media và hiệu quả của từng hoạt động như thế nào? – Module CAMPAIGN TRACKING

Hoạt động chính của thương hiệu ô tô Honda và Toyota kéo dài xuyên suốt quý 2 và quý 3 năm 2016 là quảng bá các dòng xe của hãng; trong đó Honda tập trung quảng bá cho các dòng xe như Honda City, CR-V, Civic, Odyssey và Accord; Toyota thường xuyên đăng tải các bài viết và tung ra hoạt động cho dòng xe Innova, Hilux, Vios, Land Cruiser, Fortuner, Camry, Corolla Altis và Yaris.

Dựa trên tổng bài viết public trên báo điện tử và mạng xã hội thì trong thời gian vừa qua, Honda tập trung mạnh vào dòng xe sedan (City, Civic) và dòng xe crossover (CR-V); trong khi đó, Toyota , tuy phân bổ khá đồng đều cho các dòng xenhưng lượng thảo luận về dòng sedan vẫn chiếm ưu thế cụ thể như Camry, Corolla Altis, Yaris.

Trong tất cả các dòng xe được hai thương hiệu tập trung quảng bá, Honda CR-V và Toyota Camry là hai dòng xe được thảo luận nhiều nhất; trong đó các bài viết so sánh với các dòng xe đối thủ cạnh tranh là loại nội dung chính của thảo luận. Điều này tương tự như đối với ngành hàng Điện tử tiêu dùng, khi mà các thương hiệu liên tục ra mắt các sản phẩm mới và đặc tính sản phẩm (functional attributes) là mối quan tâm lớn nhất của người dùng, lượng Earned media được tạo ra là rất lớn (từ các diễn đàn chuyên dụng, các cộng đồng trong ngành hàng, các nhà phân phối & bán lẻ,…). Đối với ngành hàng Ô tô, lượng Earned media chủ yếu đến từ các diễn đàn như Otofun, Otosaigon, Vozforums,…; các trang fanpage của các diễn đàn này và các cộng đồng ô tô; các trang tin tức & fanpage của các tin tức,…

Bên cạnh đó, các chương trình lái thử xe cũng là chủ đề tạo nhiều thảo luận cho cả hai thương hiệu Honda và Toyota. Ngoài ra, Honda CR-V và Toyota Camry cũng thường xuyên được nhắc đến trong bài viết về danh sách các dòng xe bán chạy/dòng xe nên mua.

C. Thương hiệu ô tô Honda đã gặp khủng hoảng truyền thông hay tin tức tiêu cực gì trong khoảng thời gian từ tháng 4 – tháng 9/2016? – Module CRISIS ALERT

  • Diễn biến của thông tin tiêu cực

Thông tin tiêu cực về thương hiệu ô tô Honda bắt đầu tư các bài báo đưa tin việc hãng sẽ thu hồi lại hàng loạt các dòng được tiến hành từ tháng 2/2016 – 1/2017; chính vì thế các thông tin về việc thương hiệu ô tô Honda bị lỗi túi khí được nhắc đến xuyên suốt trên báo điện tử và mạng xã hội trong khoảng thời gian theo dõi sức khỏe thương hiệu.

  • Thái độ của người dùng đối với thương hiệu trong thời gian diễn ra thông tin tiêu cực

Tuy thương hiệu chịu ảnh hưởng về uy tín từ việc thu hồi xe do lỗi túi khí nhưng hầu hết các thảo luận của người dùng không quá tiêu cực – họ cho rằng đây là lỗi của bên nhà cung cấp túi khí và Honda là một trong số các hãng xe ra thông báo thu hồi xe bên cạnh các thương hiệu khác như Toyota, BMW, Mazda… Không những thế, nhiều người dùng còn tỏ thái độ ủng hộ hành động minh bạch của Honda, đánh giá cao thái độ chịu trách nhiệm và ưu tiên sự an toàn của thương hiệu.

D. Các mối quan tâm khi chọn mua ô tô được thảo luận nhiều nhất trên social media trong quý 3/2016? – Module INDUSTRY TRENDSPOTTER

Trên đây là những phân tích và theo dõi sức khỏe thương hiệu của ô tô Honda trong giai đoạn từ tháng 4 – tháng 9/2016. Tiếp theo, nhằm giúp thương hiệu cập nhật những nội dung thu hút nhiều thảo luận đồng thời đưa ra những nhận định về mối quan tâm của khách hàng mà thương hiệu có thể tận dụng cho các hoạt động marketing trên social media, bài viết sẽ tiếp tục cập nhật thống kê về các mối quan tâm hàng đầu của người dùng khi mua ô tô trên social media trong khoảng thời gian quý 2 và quý 3 năm 2016.

Đối với các dòng xe khác nhau sẽ có những tiêu chí chọn lựa khác nhau tùy phân khúc và mức giá; nhưng khi người dùng có nhu cầu mua xe thì đã khá rõ ràng trong việc lựa chọn phân khúc, giá cả; chính vì thế, các mối quan tâm hàng đầu của của dùng khi chọn xe hoặc đang phân vân so sánh giữa các thương hiệu xe sẽ là:

  1. Kiểu dáng đẹp: không chỉ bên ngoài mà nội thất bên trong ô tô cũng được người dùng xem là một tiêu chí quan trọng cho việc chọn xe
  2. Độ an toàn cao: đây là tiêu chí được người dùng cân nhắc kỹ lưỡng khi đánh giá khi chọn lựa, bao gồm nhiều yếu tố: phanh xe tự động, cân bằng điện tử, hệ thống bảo vệ người lớn và trẻ em…
  3. Tiết kiệm nhiên liệu: là vấn đề quan trọng được nhiều người quan tâm, điều này cũng dễ hiểu khi chi phí cho xăng hiện tại ở Việt Nam là khá cao.
  4. Có nhiều tính năng: việc có nhiều tính năng cho xe như: Hệ thống kiểm soát hành trình, camera hành trình, số lùi tự động, nhiều túi khí, cách nhiệt… sẽ thu hút nhiều người dùng và cân nhắc trong việc lựa chọn thay vì bỏ thêm một khoản tiền để xe được nâng cấp thêm tính năng.
  5. Vận hành tốt, khả năng tăng tốc, xe chạy đầm: là ba yếu tốvề hiệu năng của xe được nhiều người quan tâm khi so sánh chọn lựa giữa các dòng xe.
  6. Hạn chế tiếng ồn: bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn khi lái xe không phải là một điều dễ chịu; tiếng ồn có thể do nhiều nguyên nhân: tiếng ma sát của lốp xe, vỏ xe mỏng, vách ngăn giữa khoang động cơ và khoang xe không chắc chắn… và khi gặp tình trạng này, các chủ sở hữu xe thường phải tốn thêm chi phí để chống ồn.
  7. Chi phí bảo trì, bảo dưỡng: đây là chi phí định kì bắt buộc của mỗi xe sau mỗi đoạn đường nhất định để đảm bảo xe được sửa chữa, thay thế kịp thời; chính vì thế, chi phí bảo trì, bảo dưỡng càng cao sẽ ảnh hưởng khá lớn đến quyết định của người mua.
  8. Có khung gầm cao: với cơ sở hạ tầng của đường xá tại Việt Nam thì việc có khung gầm cao sẽ giúp người dùng hạn chế nhiều bất tiện, nhất là tình trạng nước làm chết máy mỗi khi có triều cường.
  9. Dễ bán lại: mong muốn chiếc xe sẽ có thể bán lại được với mức giá cao sau thời gian dài sử dụng để thu hồi phần nào chi phí phục vụ cho việc đổi/mua xe mới là tâm lý thường thấy của phần lớn người sở hữu xe.

Để thảo luận với tác giả bài viết liên hệ KIM ĐỖ – Buzzmetrics Social media analyst: oanh.do@buzzmetrics.com hoặc NHUNG NGUYEN – Buzzmetrics Marketing and Communication Manager: nhung.nguyen@buzzmetrics.com

Bài viết được thực hiện dựa trên báo cáo mẫu về giải pháp Always-on Brand tracker – theo dõi toàn diện sức khoẻ thương hiệu ô tô Honda trên social media.Giải pháp Always-On Brand Tracker của Buzzmetrics là gói giải pháp toàn diện nhất cho tất cả các nhu cầu theo dõi sức khoẻ thương hiệu và chiến dịch trên social media, cảnh báo khủng hoảng truyền thông và xu hướng trong ngành hàng.

[quote_box_center]Buzzmetrics là một giải pháp lắng nghe và nghiên cứu mạng xã hội (Social Listening) toàn diện nhất Việt Nam, có độ phủ toàn bộ các mạng xã hội trên thế giới và trong nước, bao gồm facebook, twitter, youtube, google+, instagram, linkedin, zing, zalo, noi.vn, hơn 1000 forums, 8000+ báo điện tử và blogs. Buzzmetrics được tin dùng bởi Coca-Cola, Samsung, Unilever và là đối tác chiến lược của các agencies hàng đầu như Ogilvy, Phibious, Leo Burnett, Maxus, Sofresh… Sự khác biệt của Buzzmetrics nằm ở khả năng nghiên cứu chuyên sâu theo từng ngành hàng, mang lại cho các thương hiệu các Insight chất lượng và thiết thực dựa trên phản hồi trong thời gian thực của người tiêu dùng.[/quote_box_center]

www.buzzmetrics.com

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Để lại một bình luận

Close