Nghiên cứu nói rằng nếu muốn tiết kiệm, bạn phải sử dụng một trong hai chiến thuậ sau: Hoặc là để ý chúng kĩ hơn hoặc là hoàn toàn không để ý.
Theo một cuộc khảo sát mới của Ngân hàng Bankrate, 1/3 số hộ gia đình có một khoản chi tiêu lớn đột xuất trong năm trước với chi phí ít nhất là 2.500 USD. Tuy nhiên, chỉ có 39% người Mỹ nói rằng họ sẽ tiết kiệm được 1.000 USD trong khoản chi tiêu đột xuất đó.
Mọi người đều biết công thức để có được thành công về tài chính là tiết kiệm nhiều, chi tiêu ít hơn. Vậy tại sao chúng ta không thể làm được? Vì tiết kiệm tiền rất khó. Nghiên cứu cho thấy, nếu bạn muốn thành công, bạn phải sử dụng một trong hai chiến thuật: Lưu tâm hơn hoặc hoàn toàn không để ý.
Dưới đây là 5 giải pháp mới thuộc hai chiến thuật trên:
“Cô lập” số tiền tiết kiệm
Nếu bạn có thể chia số tiền của mình cho các kế hoạch khác nhau thì bạn sẽ thành công. Đó là quan điểm trọng tâm của khái niệm tài chính được gọi là “kế toán nhận thức” mà nhà kinh tế học Richard Thaler của trường Đại học Chicago đã đoạt giải Nobel năm 2017.
Bằng cách cô lập số tiền tiết kiệm ngay khi có thu nhập, bạn sẽ có thể tiết kiệm tốt hơn. Còn đối với chi tiêu của bạn? Hãy thử gửi số tiền đó vào thẻ ghi nợ riêng (nếu bạn thường xuyên thanh toán bằng thẻ ATM) hoặc để riêng số tiền này nếu bạn tiêu bằng tiền mặt.
Sử dụng các ứng dụng quản lý tiền
Cách thứ hai vẫn thực tế hơn vì nó khiến bạn phải suy nghĩ kỹ trước khi chi tiêu, đặc biệt là đối với hóa đơn có phí cao. Theo Sarah Newcomb, nhà kinh tế học tại Morningstar: “Nếu bạn mua một thứ gì đó trực tuyến, hãy gửi chính xác số tiền bạn phải trả vào tài khoản”.
Các ứng dụng tự động tiết kiệm cho bạn ngày càng nhiều. Đầu tiên có ứng dụng Stash, tập trung vào việc tiết kiệm và đầu tư. Tính năng tiết kiệm thông minh của nó là nghiên cứu chi tiêu và thu nhập để đánh giá khả năng tiết kiệm của bạn. Sau đó, nó sẽ lấy tiền của bạn từng chút một làm tiền tiết kiệm.
Bạn có thể kiếm được lãi trong tài khoản tiết kiệm hoặc được đầu tư vào 40 danh mục đầu tư khác nhau của ETF (Quỹ hoán đổi danh mục). Tuy nhiên, nếu bạn có số dư ít, ứng dụng sẽ không “hút tiền” của bạn.
Ứng dụng quản lý tiền giúp dễ dàng hơn trong việc tiết kiệm và đầu tư. |
Ứng dụng miễn phí trong tháng đầu tiên, sau đó tính phí 1 đô la mỗi tháng cho đến khi tài khoản của bạn trị giá 5.000 USD. Khi đó, bạn sẽ phải trả 1/4 của 1% số tiền đầu tư của mình mỗi năm (hay 12,5 USD trên tổng 5.000 USD). Tính năng của ứng dụng tiết kiệm này tương tự như cách phân tích chi tiêu của bạn nhưng nó có sự thay đổi lớn trong cách chi tiêu và mục tiêu tiết kiệm cụ thể, được biểu thị qua các biểu tượng cảm xúc khác nhau.
Ứng dụng mất 2,99 USD mỗi tháng và không đảm bảo chắc chắn là không có thấu chi nhưng nó giúp người dùng tiết kiệm trung bình 110 USD là mỗi tháng.
Hiểu rõ con người bạn
Một công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Tiếp thị cho thấy, mọi người có thể thành công hơn khi áp dụng một chiến lược ngược lại với cách suy nghĩ bình thường của họ.
– Nếu bạn là người nhìn một cách bao quát, hay thử đặt cho mình một mục tiêu tiết kiệm cụ thể (ví dụ 5 USD mỗi ngày hoặc 35 USD một tuần).
– Nếu bạn là người nhìn vào chi tiết thì hãy thử một mục tiêu trìu tượng hơn (như tiết kiệm được càng nhiều càng tốt).
– Nếu bạn không chắc mình thuộc tuýp người nào, hãy suy nghĩ về lần cuối bạn lên kế hoạch cho một chuyến đi. Bạn là người đưa ra ý tưởng, hay chỉ ngồi nghe ý kiến của người khác? Cách này có thể giúp bạn hiểu rõ mình hơn.
Những người có tư tưởng lớn thường suy nghĩ đến lý do làm gì, có xu hướng nghĩ đến mục tiêu hơn những nhiệm vụ cụ thể. Những người theo định hướng chi tiết sẽ muốn tập trung vào cách làm điều gì đó, thường nghĩ đến các mục tiêu không cụ thể và dễ thực hiện hơn.
Xây dựng một ngân sách đệm
Trong cuộc sống đôi khi có những điều xảy ra bất ngờ. Bạn bè lâu ngày không gặp rủ bạn đi ăn tối, một món hàng bạn đang để mắt giảm giá, ốm đau hoặc bạn quên phí bảo hiểm hàng tháng. Mặc dù đây là những trường hợp hiếm gặp, nhưng trên thực tế, nó vẫn xuất hiện. Đó là lý do tại sao bạn cần tạo ra một quỹ chi phí phát sinh.
Hãy nghĩ về những thứ bạn bị cám dỗ để tiêu tiền nhất, khi đó, ngân sách đệm này có thể giúp ích cho bạn. Thực chất, bạn thừa nhận rằng có thể bạn sẽ tiêu số tiền này, chứ không phải để nó làm bạn mất kiểm soát. Bằng cách này, bạn sẽ không bị cám dỗ mà phải dùng đến quỹ khẩn cấp của mình.
Luôn nghĩ về tiền
Mỗi khi thức dậy vào buổi sáng, trước khi làm bất cứ điều gì khác, hãy dành vài phút để suy nghĩ về mục tiêu tiết kiệm của bạn (hình dung rất quan trọng). Bạn định làm gì? Cuộc sống tiếp theo sẽ như thế nào?
Sau đó trong ngày, khi bạn chuẩn bị mua hàng, dừng lại một chút. Hãy tự hỏi mình: “Tôi mua hàng có ý định trước hay bất chợt? Điều này có khiến tôi thoải mái khi nghĩ đến mục tiêu của mình không?”. Đây là một phương pháp tốt để chi tiêu đúng đắn và tiết kiệm hiệu quả.
(Theo Trí Thức Trẻ)