CEO Thế giớiNhân sựNhân vậtQuản trị

Từ chuyện nhặt rác của CEO Disney để thấy tại sao bạn mãi là nhân viên quèn

Giám đốc điều hành về cơ bản là người làm thuê cấp thấp nhất. Ông ta có nhiều sếp nhất, nhiều cử tri phải chăm chút nhất.

 

Từ chuyện nhặt rác của CEO Disney để thấy tại sao bạn mãi là nhân viên quèn

Cựu CEO Michael Eisner.

Khi Michael Eisner trở thành Giám đốc điều hành của Disney, việc đầu tiên ông làm là dạo khắp Disneyland, ngắm nghía lãnh địa mới của mình. Khi dạo qua công viên, thấy có mẩu rác trên mặt đất, ông liền nhặt lên và bỏ vào thùng. Giám đốc điều hành của một công ty, vào khoảnh khắc ấy, lại là một lao công.

Tại sao ông lại làm vậy?

Hiển nhiên là ông muốn công viên phải sạch đẹp tuyệt hảo. Nhưng còn những điều khác để thắc mắc. Tại sao ông để ý được cả mẩu rác? Chỉ là một mẩu giấy nhầu nhĩ thôi mà. Ông để ý đến nó vì “tốt, sạch, vui” là một phần tạo nên thương hiệu Disney.

Mọi người biết rằng họ có thể đưa con cái đến đó và lần nào trải nghiệm cũng sẽ như thế. Họ có thể tin tưởng vào trải nghiệm đó. Họ biết khi con mình chào đời, thì trong vòng 5 năm tới, họ có thể dẫn con mình đến Disneyland và đó vẫn sẽ là trải nghiệm họ từng có khi còn bé thơ. Không có rác ngập ngụa khắp nơi, không có thiết bị hỏng hóc, không có thức ăn tệ hại. Không có gì trong số đó, ngoài những hành trình mới, những nhân vật tươi cười và sự sạch đẹp.

Thứ hai, tại sao Michael Eisner tự tay nhặt rác chứ không gọi người làm công gần nhất dọn cho sạch? Hay vờ như không thấy rồi sau đó gửi một lời nhắn tức giận yêu cầu phải dọn sạch mọi rác rưởi? Bởi sự xuất sắc lan tỏa như bệnh dịch. Nó không lan tỏa từ trên xuống dưới như mọi người vẫn nghĩ (dù đó là MỘT con đường lan tỏa).

 Michael Eisner biết rằng nếu mọi người chứng kiến ông để ý, săn sóc ngay cả những chi tiết nhỏ nhất liên quan đến việc bảo vệ thương hiệu, thì chìa khóa mang đến thành công cho công ty chính là làm tương tự. Lưu ý, thực thi và cải thiện thêm trong tương lai những giá trị công ty truyền bá và thương hiệu nó truyền tải.

Khi Michael Eisner tiếp quản Disney, mọi người lo ngại rằng sự gia tăng các lựa chọn giải trí (trò chơi máy tính, mạng Internet…) sẽ khiến lượng khách đến công viên giảm sút. Mặc dù trong thời gian đương nhiệm hẳn nhiên ông có mắc sai lầm. Một phương pháp đo lường thực nghiệm rất hay, hãy nhớ rằng trong kinh doanh, nếu 51% quyết định của bạn là đúng đắn, có thể bạn đang thực hiện công việc với chất lượng A+. Nhưng trong suốt nhiệm kỳ tại Disney của Michael Eisner, giá cổ phiếu đã tăng vọt 1646%.

Khi Bob Iger tiếp quản vị trí Giám đốc điều hành, thử đoán xem việc đầu tiên ông làm là gì?

Ông dạo khắp công viên, nhìn thấy một mẩu rác, bèn tách ra khỏi đoàn tùy tùng theo sát ông từng khắc, và nhặt mẩu rác lên bỏ vào thùng. Kể từ đó, giá cổ phiếu Disney tăng 420%. Nghĩa là tốt hơn 1000% so với mức tăng của toàn bộ thị trường chứng khoán cùng thời điểm. Đến giờ, chắc bạn sẽ nói, “Những người này là Giám đốc điều hành kia mà. Việc này liên quan gì tới chuyện người làm thuê chứ?”

Từ chuyện nhặt rác của CEO Disney để thấy tại sao bạn mãi là nhân viên quèn - Ảnh 1.

CEO Bob Iger

Giám đốc điều hành về cơ bản là người làm thuê cấp thấp nhất. Ông ta có nhiều sếp nhất, nhiều cử tri phải chăm chút nhất. Ông ta phải chăm lo đến khách hàng, nhà đầu tư, các thành viên ban giám đốc, các nhân viên, ngân hàng và cả giới truyền thông. Thử tưởng tượng bạn không phải Giám đốc điều hành, nhưng Giám đốc điều hành đi ngang qua. Cả hai người đều nhìn thấy rác trên sàn nhưng sếp thì dừng lại nhặt còn bạn vẫn đi tiếp. Nếu sếp để ý thấy bạn vẫn đi tiếp thì sao?

Đến thời điểm đó thì căn bản bạn không còn cơ hội trở thành nhân viên giàu có nữa rồi.

Còn một cách nhìn nhận sự việc nữa chính là sự xuất sắc lan tỏa chứ không chỉ đi từ trên xuống dưới. Khi đồng nghiệp chứng kiến bạn thể hiện thật xuất sắc vượt trội, mà không diễu võ dương oai, không cầu được khen thưởng, khi đó bạn đã xác lập một chuẩn mực xuất sắc trong nhóm mình. Cứ tiếp tục nâng chuẩn mực theo những cách không ngờ, rồi đột nhiên bạn trở thành một chuẩn mực mọi người đều muốn vươn tới.

“Tại sao mình phải làm thế nếu như không có phần thưởng gì?”

Mọi nghiên cứu về thành tích xuất sắc ở chỗ làm đều cho thấy rằng, suy nghĩ quá nhiều về tiền bạc làm giảm sút năng lực thực hiện công việc. Thậm chí kết quả còn chứng tỏ rằng nếu bạn được nhắc nhớ về mức lương ngay trước một cuộc họp, bạn sẽ ngồi cách xa các đồng nghiệp trung bình 28 cm.

Mọi thứ trong đời rốt cuộc đều quy về ý nghĩa. Victor Frankl viết về điều này thật đẹp đẽ trong cuốn sách Man’s Search for Meaning (tạm dịch: Cuộc truy cầu ý nghĩa của con người), trong đó ông miêu tả mình đã sống sót trong trại tập trung như thế nào và cho rằng mình sống sót được là nhờ luôn luôn kiếm tìm ý nghĩa trong những gì ông làm. Trong trường hợp của Victor Frankl, ông kiếm tìm ý nghĩa trong việc tìm lại gia đình. Và trong cả suy nghĩ rằng cuối cùng, ông sẽ được viết về những trải nghiệm của mình.

Tương tự với Victor Frankl, thường thì trong những tình huống ta cảm thấy nản chí hoặc “bế tắc” (như cách nói của nhiều người), chìa khóa là chớ có loay hoay trong óc mình, dượt lại mọi lý do khiến ta kẹt trong chốn khổ ải đó. Chìa khóa là hãy thực sự thoát ra khỏi đầu óc mình và tìm ai đó để động viên. Hãy dùng khẩu hiệu: khi chán nản, hãy động viên người khác. Đây là cách bạn thoát ra khỏi đầu óc mình. Với một thói quen, nếu bạn luôn kiên định với nó, bạn sẽ được tưởng thưởng.

Thảo Nguyên

Theo Trí Thức Trẻ/Tổng hợp

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Để lại một bình luận

Close