Hãy định nghĩa lại “sự lười biếng”- Lười biếng chính là việc kéo dài sự tồn tại không hoàn hảo, để hoàn cảnh hay người khác quyết định cuộc sống thay cho bạn, hay chờ đợi vận may như một người ngồi nhìn cuộc sống trôi qua bên cửa sổ văn phòng.
1. Sự hứng thú và năng lượng đều có tính tuần hoàn
Nếu cho bạn 10 triệu USD để làm việc 24 giờ một ngày trong vòng 15 năm rồi nghỉ hưu thì bạn có thể làm không? Đương nhiên là không – bạn không thể. Nó sẽ khiến bạn kiệt sức, cũng giống như cái mà nhiều người định nghĩa về nghề nghiệp: Làm một việc giống nhau hơn 8 tiếng một ngày cho tới khi bạn quá mệt mỏi hay đã đủ tiền để nghỉ ngơi.
Điều gì có thể khiến cho một anh chàng 30 tuổi trông gần như Donald Trump và Joan Rivers? Thật khủng khiếp, trông cậu ta già trước tuổi vì phải dùng 3 tách frappuccino và khối lượng công việc khổng lồ mỗi ngày.
Bạn cần những giai đoạn làm việc và nghỉ ngơi luân phiên nhau để tồn tại và phát triển. Khả năng, sự hứng thú và tỉnh táo đều có chu kỳ tăng hoặc giảm. Hãy lên kế hoạch theo chu kỳ đó. Đó có thể là mục tiêu đi đâu đó mỗi tháng một lần hoặc học cái gì đó đòi hỏi cường độ cao (nhảy tango, võ thuật hay đại loại như vậy) sau mỗi đợt làm dự án kéo dài hai tháng.
2. Làm việc ít hơn không có nghĩa là lười biếng
Bỏ bớt những việc vô nghĩa để tập trung làm những việc quan trọng với bản thân KHÔNG có nghĩa là lười biếng. Phần lớn mọi người khó chấp nhận điều này, vì nền văn hóa làm việc thông thường coi trọng sự hi sinh cá nhân hơn là năng suất cá nhân.
Rất ít người lựa chọn (hay có khả năng) đo được hiệu quả làm việc, và qua đó đo được những đóng góp của mình. Đầu tư nhiều thời gian hơn đồng nghĩa với việc có giá trị hơn và được nhiều người xung quanh tin tưởng hơn. Dù ít làm việc văn phòng nhưng những người làm việc hiệu suất cao vẫn có thể làm việc hiệu quả và đóng góp nhiều hơn so với hàng tá những nhân viên khác cộng lại.
Hãy định nghĩa lại “sự lười biếng”- Lười biếng chính là việc kéo dài sự tồn tại không hoàn hảo, để hoàn cảnh hay người khác quyết định cuộc sống thay cho bạn, hay chờ đợi vận may như một người ngồi nhìn cuộc sống trôi qua bên cửa sổ văn phòng. Không có gì thay đổi được điều này, hãy tập trung để trở thành một người làm việc hiệu quả hơn là một người bận rộn.
3. Kế hoạch thời gian không bao giờ chính xác
Đối với những việc quan trọng nhất thì việc tính thời gian cho chúng là không hiệu quả. Đợi đến thời điểm thích hợp để nghỉ việc ư? Những ngôi sao sẽ không bao giờ thẳng hàng và tất cả đèn giao thông không bao giờ chuyển màu xanh cùng một lúc. Trái đất này không chống lại bạn, nhưng nó cũng sẽ không thay đổi để mở đường cho bạn. Không bao giờ có tất cả các điều kiện hoàn hảo. Căn bệnh “Một ngày nào đó” sẽ giết chết cả bạn và giấc mơ của mình.
Danh sách những thuận lợi và khó khăn cũng vậy. Nếu bạn thấy việc nào đó quan trọng và bạn “thực sự” muốn làm ngay thì hãy làm và tự điều chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nó.
4. Tập trung vào điểm mạnh, đừng ra sức sửa chữa điểm yếu
Mỗi người đều giỏi một số lĩnh vực còn một số lĩnh vực khác thì không. Có thể bạn rất giỏi trong lĩnh vực sáng tạo và marketing sản phẩm nhưng lại rất kém trong các lĩnh vực khác.
Hãy tưởng tượng cơ thể bạn được tạo ra để nhấc các vật nặng và ném chúng. Bạn bỏ qua điều này trong một thời gian dài. Bạn thử tập bơi trông như một con khỉ sắp chết chìm. Bạn thử tập bóng chày thì trông như một kẻ vũ phu. Sau đó bạn phát hiện ra và trở thành một võ sĩ thành công.
Sẽ hiệu quả và vui hơn nhiều nếu bạn phát huy những lợi thế thay vì cố gắng khắc phục hết những điểm yếu của mình. Bạn phải lựa chọn giữa việc nhân đôi ưu điểm để nâng cao kết quả hay không ngừng nỗ lực sửa chữa khuyết điểm để nếu may mắn thì có thể biến chúng thành những điểm bình thường. Hãy tập trung vào việc sử dụng tốt hơn vũ khí tốt nhất của mình thay vì liên tục sửa chữa.
5. Cái gì quá nhiều sẽ trở thành cái đối nghịch với nó
Bạn có quá nhiều điều tốt. Quá nhiều sẽ khiến các đặc điểm và sự cố gắng trở thành cái đối nghịch với nó. Vì vậy:
Người theo chủ nghĩa hòa bình quá mức sẽ trở thành chiến binh.
Người chiến đấu cho tự do quá nhiều trở thành bạo chúa.
Quá nhiều lời cầu nguyện sẽ trở thành lời nguyền rủa.
Quá nhiều sự giúp đỡ sẽ trở thành rào cản.
Nhiều hơn trở thành ít hơn.
Có quá nhiều hay quá thường xuyên những gì bạn muốn sẽ trở thành cái bạn không muốn. Quan niệm này đúng với cả các yếu tố vật chất và cả thời gian. Thiết kế lối sống không có nghĩa là tạo ra quá nhiều thời gian nghỉ ngơi – điều này hoàn toàn không tốt. Thiết kế lối sống quan tâm đến việc sử dụng hiệu quả thời gian rảnh rỗi, làm những việc bạn yêu thích chứ không phải những việc bạn buộc phải làm.