Kỹ năngQuản trị

7 nguyên tắc giúp bạn quản lý nhà hàng hiệu quả

Rất nhiều người khởi nghiệp với quán ăn, nhà hàng nhưng không phải ai trong số đó cũng quản lý nhà hàng một cách hiệu quả và thành công, khiến công việc kinh doanh được suôn sẻ.

Trong khi đó 70% sự thành công của nhà hàng quyết định vào sự quản lý đúng đắn, hợp lý của những người quản lý bởi họ là người trực tiếp quán xuyến mọi việc, tiếp cận khách hàng và xử lý tính huống ngay tại nhà hàng…

Dưới đây là 7 điều sẽ giúp bạn có tích lũy kinh nghiệm để hoàn thành nhiệm vụ của một người quản lý suất sắc.

1. Khách hàng là thượng đế

Đây là kim chỉ nam của mọi quản lý nhà hàng. Muốn trở thành một người quản lý giỏi bạn cần phải đặt mình vào cương vị của một người khách hàng để hiểu họ cần gì, họ muốn gì? Bạn luôn phải cân nhắc đến suy nghĩ của khách hàng để thu về lợi nhuận cho nhà hàng, tạo uy tín, niềm tin trong kinh doanh.

Người quản lý cần phải lắng nghe ý kiến khách hàng về những phản hồi tích cực hay tiêu cực để nhanh chóng khắc phục và cải thiện chất lượng phục vụ cũng như có thái độ ứng xử đúng mực khi xử lý khiếu nại hay những điểm không hài lòng của họ một cách công bằng, nhanh chóng.

2. Điều hành nhân viên

Làm quản lý, bạn phải có kỹ năng trong việc tuyển dụng, dùng người cũng như đào tạo, giữ chân họ gắn bó với nhà hàng.

Bạn nên lập một bảng kế hoạch chi tiết, xác định rõ các yêu cầu, việc phải làm của từng bộ phận công việc, đi kèm theo đó là trách nhiệm và phận sự của từng chức vụ. Nhờ vậy, khi tuyển dụng bạn sẽ dễ dàng lọc ra được ứng viên nào phù hợp với từng vị trí trong nhà hàng của bạn.

Bạn cũng luôn cần phải cập nhật những nguyên tắc, thưởng phạt để cải thiện, đánh giá năng lực làm việc của từng người.

Cần đặc biệt chú ý khâu đào tạo nhân viên, nâng cao tay nghề làm việc nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn. Đồng thời, bạn kiểm soát kỹ số lượng nhân viên cho nhà hàng, trách để tình trạng thừa nhân viên khi vắng khách  hay thiếu nhân viên vào những giờ cao điểm của nhà hàng.

3. Kinh doanh nhà hàng cần quảng cáo

Bất cứ nhà hàng nào muốn tạo dựng thương hiệu hay tiếng tăm đều phải nhờ đến quảng cáo để thu hút lượng khách hàng tìm đến. Các kênh truyền thông như: Báo chí, truyền hình, website, các mạng xã hội. Việc marketing đòi hỏi có chiến lược cụ thể, rõ ràng và dài hạn.

Quản lý phải xác định rõ đối tượng khách hàng hướng tới và cập nhật xu hướng thị trường đang phát triển theo chiều hướng nào để từ đó đề ra những kế hoạch kinh doanh cụ thể, lâu dài nhằm tạo lợi nhuận vững chắc cho nhà hàng.

4. Quản lý dòng tiền

Dòng tiền của nhà hàng chính là số tiền bạn thu được và số tiền cần chi trả hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng. Kinh nghiệm của những nhà quản lý nhà hàng kỳ cựu là cần quản lý chặt chẽ tài chính nhà hàng, nắm bắt được từng hạng mục thu chi và xem lại báo cáo doanh số mỗi cuối ngày.

Một quản lý giỏi luôn có những phác thảo kế hoạch tài chính ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn và nắm rõ được chi phí định kỳ của nhà hàng, doanh thu, lợi nhuận thu về, điểm hòa vốn…

Quản lý nhà hàng là người có am hiểu về nhiều lĩnh vực
Quản lý nhà hàng là người có am hiểu về nhiều lĩnh vực

5. Lựa chọn phần mềm quản lý

Bạn nên lựa chọn một phần mềm quản lý trên máy tính riêng thay vì phải lao động chân tay, khó khăn ngồi nhẩm tính các con số, số liệu thống kê. Phần mềm quản lý sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian để làm những việc khác.

Phần mềm quản lý có ưu điểm là linh hoạt, độ chính xác cao, hỗ trợ nhiều báo cáo tiện ích và dễ dàng sử dụng sẽ giúp bạn tối ưu hóa quy trình quản lý trong nhà hàng. Đặc biệt những phần mềm này còn giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về quản lý dòng tiền.

6. Lựa chọn địa điểm và quản lý nhà hàng

Vị trí kinh doanh tùy thuộc vào vốn đầu tư và loại nhà hàng mà bạn lựa chọn. Khi lựa chọn địa điểm kinh doanh, là người quản lý bạn phải quan tâm những điều sau:

– Lượng bán hàng dự kiến

– Lưu lượng người qua lại, địa điểm có thuận lợi cho việc dừng chân của khách hàng không

– Dân cư quanh khu vực đó có thuộc nhóm khách hàng mục tiêu không

– Có thuận lợi dừng đỗ xe, quay xe…

– Những nhà hàng xung quanh có tác động tốt hay xấu đến kinh doanh của nhà hàng bạn không

– Tìm hiểu chiến lược quy hoạch của địa phương có liên quan đến địa điểm bạn định thuê không…

7. Lên thực đơn độc đáo

Món ăn là linh hồn của nhà hàng thì menu thực đơn chính là bộ mặt của nhà hàng đó.Do đó, tùy vào mỗi nhà quản lý sẽ có những chiến lược riêng khi làm menu cho nhà hàng của mình. Nhiều nhà quản lý tạo một menu đơn giản, tập trung, ít món ăn nhưng một số khác lại tạo một “mê cung” các món ăn để dẫn dắt khách hàng…

Dù làm cách nào thì bạn cũng phải dựa trên quy mô nhà hàng, thế mạnh của riêng mình để tạo nên một menu hấp dẫn với những món ăn mang màu sắc riêng độc đáo.

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Để lại một bình luận

Close