Kinh doanhThương mại điện tử

Doanh thu bán lẻ trực tuyến Việt Nam đạt hơn 4 tỷ USD

“Năm 2015, doanh thu bán lẻ trực tuyến đã đạt hơn 4 tỷ USD và dự đoán đến năm 2020 sẽ tăng lên 10 tỷ USD, chiếm khoảng 5% tổng doanh thu bán lẻ của Việt Nam”, đó là nhận định của ông Nguyễn Thanh Hưng, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam tại hội thảo “Xây dựng Thương hiệu và Phát triển Thương mại Điện tử cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam” diễn ra tại Cần Thơ vào sáng nay, 28/10.

Sáng 28/10, tại thành phố Cần Thơ, diễn ra hội thảo “Xây dựng Thương hiệu và Phát triển Thương mại Điện tử cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam”do Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM) phối hợp với Sở Công Thương Thành phố Cần Thơ tổ chức.

Theo Báo cáo Thương mại Điện tử Việt Nam năm 2015 của Cục Thương mại Điện tử và Công nghệ Thông tin (VECITA), tính đến năm 2015 đã có hơn 10.000 nền tảng thương mại điện tử và website được đăng ký, con số này tăng gấp đôi so với năm 2014. Do vậy, xu thế mua sắm trực tuyến tại Việt Nam chắc chắn sẽ được đẩy mạnh. Dự đoán đến năm 2020, doanh thu bán lẻ trực tuyến của Việt Nam sẽ tăng 40%.

Ông Nguyễn Thanh Hưng, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam cho biết, năm 2015, doanh thu bán lẻ trực tuyến đã đạt hơn 4 tỷ USD và được dự đoán đến năm 2020 sẽ tăng lên tới 10 tỷ USD, chiếm khoảng 5% tổng doanh thu bán lẻ của Việt Nam. Mặc dù hình thức kinh doanh trực tuyến đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam, tuy nhiên còn nhiều doanh nghiệp dường như chưa đánh giá đầy đủ cơ hội này. Trên thực tế, chỉ 20% doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) xây dựng website riêng để quảng bá kinh doanh và 70% số website này lại khó có thể truy cập được bằng điện thoại di động.

Theo ông Hưng, thời điểm này, sự đổi mới là không ngừng nghỉ và cuộc “cách mạng” công nghệ thông tin vẫn đang diễn ra mạnh mẽ. Khi mà khách hàng luôn hướng tới sự tiện lợi thì phương thức kinh doanh mà doanh nghiệp sử dụng ngày hôm nay có thể sẽ không còn phù hợp trong tương lai. Vì vậy, đã đến lúc các DNVVN cần thực sự chú trọng tới thương mại điện tử và có sự đầu tư hợp lý để xây dựng thương hiệu trực tuyến thông qua công cụ hữu hiệu nhất, đó là các trang web, để duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường.

Doanh thu bán lẻ trực tuyến Việt Nam đạt hơn 4 tỷ USD ảnh 1Ông Nguyễn Thanh Hưng, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam phát biểu.

“Xây dựng website là một trong những bước đầu tiên để doanh nghiệp tham gia vào thương mại điện tử và tên miền mà doanh nghiệp chọn để xây dựng website có thể tạo ra ảnh hưởng lớn tới danh tiếng và độ tín nhiệm cho thương hiệu của doanh nghiệp đó”, ông Hưng chia sẻ.

Còn ông Nguyễn Minh Thái, Giám đốc Kinh doanh Mắt Bão Network, một trong những nhà cung cấp tên miền hàng đầu tại Việt Nam, nhận định: “Chọn một tên miền phù hợp là bước đầu tiên để xây dựng một hiện diện trực tuyến đáng tin cậy và thành công. Một khi doanh nghiệp có hiện diện trực tuyến chính thức với một tên miền tiêu chuẩn, tức là doanh nghiệp đã đảm bảo khả năng tiếp cận cao tới khách hàng mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên các tên miền được công nhận trên toàn cầu như .com còn giúp các doanh nghiệp tiếp cận các thị trường lớn hơn, không chỉ trong nước mà còn vượt qua biên giới”.

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Để lại một bình luận

Close