Câu chuyệnKinh doanh

Amazon “so găng” với Alibaba ngay trên sân nhà Trung Quốc

 Gã khổng lồ thương mại điện tử Mỹ Amazon đang cạnh tranh với Alibaba ngay tại sân nhà của đối thủ Trung Quốc này.

Amazon “so găng” với Alibaba ngay trên sân nhà Trung Quốc

Ảnh: Bold Business

Trong vài tuần tới, Amazon sẽ tổ chức một sự kiện tại thành phố Hàng Châu – quê hương của Alibaba – để kết nối các nhà bán lẻ trực tuyến với 400 nhà sản xuất Trung Quốc muốn bán đồ điện tử, phụ tùng xe hơi, và hàng gia dụng trực tiếp hơn cho người tiêu dùng Mỹ và châu Âu. Các chuyên gia của Amazon sẽ cung cấp thông tin chi tiết về xu hướng mua để các thương nhân có thể chuẩn bị hàng cho mùa mua sắm 2018. Sự kiện này mang tên “Coming Together For U” do Amazon Global Selling tài trợ.

Sự kiện này là một phần nỗ lực của Amazon nhằm phát triển một nền tảng thương mại điện tử thành một hoạt động hậu cần toàn cầu. Mục đích giúp người bán hàng trên Amazon kết nối trực tiếp với các nhà sản xuất ở Trung Quốc, một khu vực vốn nằm ngoài tầm với của “gã khổng lồ” Mỹ.

Amazon sẽ thu phí để giúp người bán đặt hàng trực tiếp từ các nhà máy và vận chuyển sang các nước khác một cách nhanh chóng sau khi đặt hàng. Giao hàng nhanh đã giúp Amazon thống trị thương mại điện tử ở Mỹ và muốn mở rộng toàn cầu để đấu với Alibaba, EBay, và Wish Corp.

Với 100 triệu người dùng Prime trên toàn thế giới, Amazon đã đưa ra nhiều ứng dụng của nền tảng thương mại điện tử cơ bản kết nối người mua ở nước này với người bán ở nước khác. Hiện tập đoàn đang phát triển mạnh ở Ấn Độ và Mỹ Latin, bắt đầu hoạt động tại Úc vào năm ngoái, đồng thời cũng có chỗ đứng ở Trung Đông sau khi mua Souq.com của Dubai.

Người tiêu dùng ngày càng có xu hướng tìm mua hàng ở nước ngoài khi họ không tìm được sản phẩm chất lượng với giá tốt trong nước, cho họ dù họ sống ở Paris, Bắc Kinh hay Sydney chăng nữa. Giao dịch xuyên biên giới đang phát triển nhanh hơn doanh số thương mại điện tử trong nước và dự kiến đạt 900 tỷ USD vào năm 2020, tương đương 20% thị trường toàn cầu, theo báo cáo năm 2016 của DHL Worldwide Express.

Năm ngoái, Amazon đã tổ chức một sự kiện ở New York để giới thiệu với 1.500 nhà kinh doanh về các dịch vụ ngoại hối và các công cụ dịch thuật để giúp họ bán cho khách hàng ở nước ngoài. Amazon có thể tận dụng quy mô và tầm vươn của mình để đẩy mạnh việc giao hàng với các hãng vận tải quốc tế để được giảm giá, thu hút được nhiều thương nhân và hàng hóa hơn với nền tảng này.

Hiện có hơn 2 triệu người bán hàng độc lập trên Amazon, họ trả hoa hồng cho mỗi giao dịch thành công. Việc cạnh tranh giữa những người bán khiến họ phải chào giá hợp lý và thay đổi mẫu mã, điều này giúp Amazon thu hút hơn 300 triệu khách hàng trên thế giới.

Thương mại điện tử chủ yếu vẫn là hoạt động kinh doanh nội địa. Nhưng với những người sẵn sàng tìm mua hàng hóa ở nước ngoài, Amazon nhận thấy cơ hội cung cấp nhiều dịch vụ hơn cho các nhà bán lẻ trực tuyến. Doanh thu từ những dịch vụ đó đã tăng 39% trong quý đầu tiên lên 9,3 tỷ USD.

Tuy nhiên, việc đa dạng hóa của Amazon có thể gây khó khăn cho một số đối tác bán hàng.

“Khi Amazon kết nối các nhà máy Trung Quốc trực tiếp với người tiêu dùng cuối cùng trên nền tảng của mình, những người bán hàng độc lập buộc phải cạnh tranh trực tiếp với nhà cung cấp của riêng họ”, theo Ryan Petersen, Giám đốc điều hành công ty giao nhận vận tải quốc tế Flexport Inc., công ty này giúp những người bán hàng trên Amazon nhập hàng từ nước ngoài.

“Cuộc cạnh tranh mới này sẽ khó khăn cho các thương nhân chỉ đơn thuần bán lại sản phẩm Trung Quốc, thay vì sản xuất ra”, ông nhấn mạnh.

LINH PHẠM

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Để lại một bình luận

Close