Kỹ năngQuản trị

Bộ kĩ năng thành công quan trọng của tỉ phú Richard Bransons: Hãy làm nổi bật giá trị của người khác

Nếu bạn biết khai phá tiềm năng của một người, nếu bạn tạo cho họ động lực, nếu bạn biết khen ngợi thay vì chỉ trích người khác – tất cả đều là những kĩ năng cần thiết để trở thành một nhà lãnh đạo vĩ đại. 

Doanh nhân Richard Branson biết chắc chắn về định nghĩa thành công. Tỷ phú 67 tuổi đã tạo ra 8 công ty tỉ đô trong 8 lĩnh vực khác nhau với tư cách là người sáng lập Virgin Group, và ông cũng bắt đầu xây dựng thương hiệu khi ông mới 16 tuổi. Trên con đường dẫn tới thành công, ông đã học được tầm quan trọng của việc làm việc cùng người khác. Thực tế, ông cho rằng đó là kỹ năng tót nhất mà ông đã phát triển trong suốt sự nghiệp của mình.

Bộ kĩ năng thành công quan trọng của tỉ phú Richard Bransons: Hãy làm nổi bật giá trị của người khác - Ảnh 1.

Ông nói: “Những kỹ năng quan trọng nhất mà tôi học hỏi để thành công là những kỹ năng của người khác”. Đối với Branson, điều đó có nghĩa là làm nổi bật giá trị của người khác. Ông giải thích: “Nếu bạn biết khai phá tiềm năng của một người, nếu bạn tạo cho họ động lực, nếu bạn biết khen ngợi thay vì chỉ trích người khác – tất cả đều là những kĩ năng cần thiết để trở thành một nhà lãnh đạo vĩ đại”.

Để phát triển kĩ năng giao tiếp cá nhân, chú ý là chìa khóa quan trọng. Ông cho rằng: “Bạn cũng cần là một người biết lắng nghe. Tôi không thích các nhà lãnh đạo chỉ ôm khư khư quan điểm của họ mà không lắng nghe ý kiến của người khác”.

Và bước cuối cùng: “Bạn cần ghi lại những gì đã nghe được từ người khác”- ông nói thêm. Branson tán thành những giá trị của việc ghi chú và ông nêu ra ý tưởng tốt nhất của riêng ông để thực hiện là luôn có sẵn một cây bút và một quyển sổ bên cạnh.

Bộ kĩ năng thành công quan trọng của tỉ phú Richard Bransons: Hãy làm nổi bật giá trị của người khác - Ảnh 2.

Trong các công ty riêng của mình, Branson cố gắng xây dựng một văn hóa là tập trung vào nhân viên. Ông viết trên Blog của mình: “ Chìa khóa thành công trong kinh doanh là con người, con người và con người. Điều này rất rõ ràng. Nếu bạn chăm sóc nhân viên, khách hàng, thì cấp dưới cũng sẽ tận tụy hơn với công việc mà bạn giao phó”.

Khi nói về vấn đề đầu tư vào các lĩnh vức thương mại mới, nhà tỉ phú cũng đề cấp đến yếu tố con người đầu tiên. Với ông, bức tranh tổng thể quan trọng hơn là các tiểu tiết. Ông viết trong một cuốn sách của mình: “Những gì tôi làm là tốt là đón bắt những ý tưởng thú vị, và sau đó là tìm kiếm những cá nhân có thể biến chúng thành hiện thực. Tôi đầu tư vào các công ty khởi nghiệp cũng theo cách đó. Không phải lúc nào tôi cũng bị cuốn vào những chi tiết về một ứng dụng có mới mẻ, tiềm năng hay không, mà điều tôi quan tâm hơn cả là những con người đằng sau các công ty đó, và mục đích trong tầm nhìn của họ”.

Theo Hà Thu

Trí thức trẻ

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Để lại một bình luận

Close