Khởi nghiệpKinh doanh

CEO WeFit: Startup Việt có thể sao chép mô hình nước ngoài một cách khéo léo

Đây là một trong hai trường phái khởi nghiệp tại Việt Nam được Nguyễn Khôi, nhà sáng lập – CEO WeFit chỉ ra. Khi thiếu đi bước xác định mô hình khởi nghiệp, startup sẽ tự đẩy mình đến cảnh thất bại dù có rất nhiều ý tưởng.

Đừng chỉ chia sẻ về ý tưởng

Gặp gỡ, trao đổi với các nhóm startp là việc làm thường xuyên của nhiều bạn trẻ. Trong những buổi như thế, ý tưởng được coi như một chiếc chìa khóa quan trọng trước khi bắt đầu quá trình startup. Một số người đến buổi trao đổi và mở đầu bằng câu nói ngắn: “Tôi muốn khởi nghiệp nhưng chưa có ý tưởng”.

Nguyễn Khôi, CEO WeFit cho rằng, nhiều người đang mải miết bàn về ý tưởng trong khi không để tâm tới mô hình khởi nghiệp. Điều này dẫn đến việc khởi nghiệp không có kết quả dù rất nhiều ý tưởng đã đưa ra. Nhiều startup tự cho mình là Uber trong một lĩnh vực nhưng vẫn thất bại, do chưa hiểu hiểu ý nghĩa của mô hình kinh tế chia sẻ (sharing economy).

“Sharing economy dựa trên vấn đề một nguồn lực đang bị bỏ quên một cách lãng phí trong xã hội: với Uber là chiếc xe bị lãng phí; với Airbnb là căn nhà bị lãng phí, không ở hết. Tuy nhiên, sức người không phải là tài sản bị lãng phí. Vì vậy, mô hình nào kết nối người với người thì không phải là Uber. Ví dụ như mô hình kết nối gia sư với học viên chẳng hạn. Đấy không phải là Uber vì sức người không phải tài sản bị lãng phí” – Nguyễn Khôi cho biết.

Kinh tế chia sẻ là mô hình kinh tế mà người tiêu dùng có thể tận dụng những nguồn lực dư thừa của nhau thông qua việc thuê mướn.

Qua nhiều năm học tập tại Hoa Kỳ và sáng lập WeFit, Nguyễn Khôi đưa ra 2 trường phái khi chọn mô hình khởi nghiệp: Một là, startup nghĩ được mô hình hoàn toàn mới; Hai là, học tập mô hình đã thành công ở nước ngoài.

Đối với trường phái thứ nhất, thận trọng suy xét là việc không thừa đối với startup. Tại sao chưa ai nghĩ đến mô hình này? Vì sao mô hình này chưa được ai thực hiện?… là những câu hỏi startup phải trả lời. Startup cũng cần tìm những nơi có hệ sinh thái khởi nghiệp hoàn chỉnh để hiện thực hóa mô hình hoàn toàn mới do mình nghĩ ra. Theo Nguyễn Khôi, Thung lũng Silicon (Hoa Kỳ) là địa điểm đáng cân nhắc, bởi nơi đây luôn sẵn sàng thử nghiệm những thứ mới mẻ. Trước đó, Trần Việt Hùng cũng từng thành công tại đó với Got It.

“Nếu xác định làm ở Việt Nam thì cần học tập một mô hình đã thành công ở nước ngoài và áp dụng nó về Việt Nam một cách khéo léo. Đây cũng là trường phái mà tôi hay chọn. Khi chọn đúng mô hình đã được chứng minh ở nước ngoài thì mới dễ thành công” – Nguyễn Khôi nói về trường phái thứ hai.

CEO WeFit cho biết, mô hình đã gọi được 60 triệu USD tiền vốn trở lên và có doanh thu từ 50 triệu USD là sự bảo đảm về nhu cầu thị trường. Dù vậy, startup Việt vẫn cần thử nghiệm để ước tính nhu cầu trước khi học tập mô hình đã thành công cơ nước ngoài.

Vẫn phải tạm dừng dù có mô hình tốt

Dù chọn được mô hình tốt, Vũ Nguyệt Ánh, CEO Rudicaf vẫn rơi vào tình cảnh trắng tay vì chọn sai thời điểm ra mắt dịch vụ. Năm 2011, Ánh đã cung cấp dịch vụ kết nối những người độc thân và tạo điều kiện để các đôi lứa hẹn hò. Dịch vụ hẹn hò của Ánh bao gồm cả những bữa tiệc có chi phí lên tới 600.000 đồng/người đã sớm phải dừng lại. Trên thị trường khi ấy, khách hàng chưa có khái niệm về một dịch vụ hẹn hò chuyên nghiệp và thường tự tìm kiếm “người trong mộng” hoặc tham gia những buổi kết nối với chi phí thấp.

“Chọn thời điểm thị trường chưa chính xác. Thời điểm đó (2011), tôi nên làm thị trường đại chúng như các bên khác, may ra có thể có cơ hội. Tôi đã phục vụ thị trường ngách khi không trường vốn để tạo lập thị trường. Tôi sai và thất bại” – Vũ Nguyệt Anh khẳng định.

Sau 5 năm, khi mọi người không còn muốn mệt mỏi tìm kiếm và cần dịch vụ hẹn hò chuyên nghiệp, Vũ Nguyệt Ánh đã quyết định tái khởi nghiệp. 80% thời gian mỗi ngày của Ánh được dành cho việc xem hồ sơ. Trong lần khởi nghiệp đầu tiên, đa số thời gian là “quằn quại” trên thị trường để tìm kiếm khách hàng.

Chưa đúng thời điểm cũng là lý do khiến dự án khởi nghiệp của CEO WeFit phải tạm dừng. Để chiều lòng gia đình, Nguyễn Khôi buộc phải hoàn thành khóa học tại Hoa Kỳ trước khi startup tại Việt Nam.

“Sau khi hè năm thứ 3 đại học về tôi mới bắt đầu vẽ bản thảo dự án đấy. Sau đó, tôi không chiến thắng được người đầu tiên. Bố mẹ không cho nghỉ học để về Việt Nam startup và phải học nốt năm cuối ở Mỹ. và tôi phải từ bỏ dự án đấy. Rất may là sau khi từ bỏ, dự án đấy cũng tương đối thành công” – Nguyễn Khôi chia sẻ.

VƯƠNG DIỆU QUÂN/Trí Thức Trẻ

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Để lại một bình luận

Close