Doanh nghiệpKinh doanh

Cú ngã ngựa của Facebook là “cánh chim báo bão” báo hiệu rắc rối sắp ập đến với thị trường?

Không phải là mới để nói rằng chúng ta đang nhìn thế giới qua đôi mắt của Facebook. Điều đó cũng càng ngày càng đúng đối với thị trường.

 

Cú ngã ngựa của Facebook là "cánh chim báo bão" báo hiệu rắc rối sắp ập đến với thị trường?

Thứ Năm tuần trước, sau khi báo cáo thu nhập của Facebook được công bố, trong đó doanh thu tăng 42%, thay vì theo kỳ vọng là 43% – điều mà các nhà đầu tư xem như một thảm họa – công ty này đã mất hơn 100 tỷ USD giá trị thị trường .

Dĩ nhiên Facebook có thể mất rất nhiều, bởi vì nó cũng là một trong những công ty có giá trị nhất của thị trường, trị giá khoảng 505 tỷ USD kể cả sau khi trải qua sóng gió. Khó có thể nghĩ về Facebook như là một “phong vũ biểu”. Nó không liên quan trực tiếp đến động lực chính thúc đẩy nền kinh tế Mỹ: chi tiêu tiêu dùng. Doanh thu của nó là từ quảng cáo, nhưng doanh thu đó phụ thuộc nhiều hơn vào việc sử dụng mạng xã hội đang phát triển và tương đối non trẻ của chính công ty này, chứ không phải là nền kinh tế hay thậm chí là thị trường quảng cáo rộng rãi. Alphabet, công ty mẹ của Google, sẽ là một chỉ báo tốt hơn về điều đó.

Mặc dù vậy, Facebook đã trở thành “lãnh đạo” của nhóm cổ phiếu dẫn đầu thị trường, là chữ “F” trong chữ FAANG nổi tiếng, viết tắt của nhóm cổ phiếu công nghệ gồm Amazon, Apple, Netflix và Google. Kể từ khi Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, tổng vốn hóa thị trường của các cổ phiếu trong S&P 500 đã tăng 6 nghìn tỷ USD. Một nửa trong số đó là ở lĩnh vực công nghệ, và gần phân nửa con số đó, tương đương với hơn 1,4 nghìn tỷ USD, là nằm trong 5 cổ phiếu FAANG.

Các chiến lược gia như James Paulsen của Tập đoàn Leuthold chỉ ra rằng sự phụ thuộc vào lợi nhuận của một vài cổ phiếu là điều thường xảy ra. “Hiện tại, ‘nhân vật chính’ là khác, nhưng chúng tôi đã thấy điều này trước đây”, ông nói.

Tuy vậy, trước đây thị trường mang tính tập trung hơn. Vào cuối năm 1999, năm cổ phiếu lớn nhất chiếm 17% vốn hóa thị trường của S&P 500, cao hơn mức 14% hiện nay. Đây cũng không phải là thời điểm duy nhất mà 5 cổ phiếu hàng đầu có giá thành cao. Vào cuối năm 1999, chỉ số P/E trung bình, dựa trên 12 tháng trước, là 71 lần, còn bây giờ là 58.

Điểm khác biệt là ngay cả ở lúc đỉnh điểm của bong bóng dot-com, hai trong số năm cổ phiếu lớn nhất trên thị trường khi ấy, General Electric và Walmart, là nằm ngoài ngành công nghệ cao. Cuối năm 2007, khi thị trường đạt đỉnh trước cuộc khủng hoảng tài chính, chỉ có một cổ phiếu công nghệ – Microsoft – nằm trong top 5 của thị trường. Vào thời điểm này, tất cả năm công ty hàng đầu đều là các công ty công nghệ, dù không hoàn toàn là nhóm FAANG (vì Microsoft nằm trong top 5, còn Netflix thì không!).

Một sự khác biệt nữa là: trong khi các cổ phiếu công nghệ chiếm 30% giá trị của S&P 500, nhiều hơn một chút so với năm 1999, thì hiện tại chúng chiếm 23% thu nhập dự kiến cho năm tới của các công ty trong S&P, tăng mạnh so với con số 15% của năm 1999. Vì thế giá trị thị trường không chỉ ngày càng được thúc đẩy bởi công nghệ, mà nền kinh tế cũng vậy.

Hơn nữa, những gì chúng ta xem là “công nghệ” đã thay đổi. Năm 1999, tất cả năm công ty công nghệ lớn nhất – Microsoft, Cisco Systems, Intel, Nokia, và International Business Machines – đều là các công ty sản xuất phần mềm và phần cứng được các công ty khác sử dụng để trở nên hiệu quả hơn.

Ngày nay, lĩnh vực công nghệ không chỉ trở nên lớn hơn, mà còn vượt trội ở tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Amazon là nhà bán lẻ quan trọng nhất của nước Mỹ, chứ không chỉ là một nhà bán lẻ có giá trị thị trường lớn hơn 500 tỷ USD so với giá trị của Walmart và Costco gộp lại. Alphabet (công ty mẹ của Google) thống trị ngành công nghiệp quảng cáo, và thậm chí có một chân trong mảng kinh doanh ô tô khi có công ty sản xuất ô tô tự lái của riêng mình là Waymo. Netflix là một phần của Hollywood và lĩnh vực phương tiện truyền thông giống như bất kỳ công ty nào khác.

Và đó là nơi mang lại sự tăng trưởng. Giá trị cổ phiếu được nâng lên trong những ngày này một phần vì lợi nhuận của các công ty đại chúng có xu hướng tăng nhanh hơn so với phần còn lại của nền kinh tế, với biên lợi nhuận ở mức cao nhất mọi thời đại. Facebook có thể là một thước đo mức độ nguy hiểm. Nó cũng có thể là một chỉ báo sớm về cách mà chính phủ Mỹ có kế hoạch đối phó với sự thống trị của công nghệ lớn về thông tin và truyền thông.

Tất cả điều này có thể làm tăng thêm sự biến động cho thị trường, bởi vì các nhà đầu tư lo lắng hơn về Facebook và tương lai của nhóm FAANG, và vì sự thống trị liên tục của nhóm này là không hề chắc chắn. Tất nhiên, đó cũng là trường hợp mà khi Walmart hoặc General Motors nằm trong số các cổ phiếu hàng đầu của thị trường, nhưng các nhà đầu tư khi ấy đã không nhận ra điều đó.

Theo Thanh Hải

Trí thức trẻ

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Để lại một bình luận

Close