Doanh nghiệpKinh doanh
Khủng hoảng nhân sự ở Go-Viet: CEO Nguyễn Vũ Đức từ chức, một giám đốc cấp cao khác cũng rời công ty?
Theo nguồn tin thân cận, thông tin này đã được công bố nội bộ trong tuần qua.
Theo đó, Giám đốc điều hành và một Giám đốc cấp cao khác của Go-Viet đã từ chức. Một giám đốc tiết lộ với Deal Street Asia rằng sự ra đi của họ đã được công bố nội bộ trong tuần này. Hiện cả Go-Viet và GOJEK đều chưa bình luận về vấn đề này.
Ở thời điểm hiện tại, câu hỏi đặt ra cho CEO Nguyễn Vũ Đức của Go-Viet vẫn chưa được phản hồi. Một nguồn tin khác nói rằng các giám đốc cấp cao đã yêu cầu Go-Viet trả cho họ khoản tiền 800.000 USD cho sự ra đi của mình.
Tháng 8 năm ngoái, GOJEK đã vào Việt Nam, thị trường đầu tiên bên ngoài Indonesia của họ. Go-Viet cung cấp dịch vụ gọi xe máy, giao hàng, giao đồ ăn và kế hoạch sớm ra mắt dịch vụ gọi xe hơi. Công ty đã không tính phí tài xế trong vài tháng đầu hoạt động.
Gần hai tháng kể từ khi ra mắt, Go-Viet tuyên bố đã giành được 35% thị phần tại thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng này, Go-Viet đã tăng mức chiết khấu đối với tài xế lên 20% cho mỗi chuyến đi, tương tự với Grab. Bên cạnh đó, hãng còn điều chỉnh chương trình điểm thưởng và hiệu suất hoàn thành đơn hàng. Động thái trên của Go-Viet tất nhiên không được lòng các tài xế vì ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của họ.
Công ty mẹ của Go-Viet, GOJEK đang tìm cách gọi thêm 2 tỷ USD từ các nhà đầu tư mới, nâng tổng số vốn gọi được hiện tại lên mức 3 tỷ USD.
Trước đó, GOJEK đã kêu gọi được hơn 1 tỷ USD từ các nhà đầu tư bao gồm tập đoàn Mitsubishi, Provident Capital, Google, JD.com và Tencent. Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của họ trong khu vực là Grab gần đây đã huy động được 1,46 tỷ USD từ quỹ Vision Fund của SoftBank và nâng tổng số vốn trong series H của mình lên 4,5 tỷ USD.
Cuối năm ngoái, Grab đã đầu tư hơn 100 triệu USD và Việt Nam. Theo Deal Street Asia, Grab đang đàm phán với Ant Financial để đầu tư vào đơn vị dịch vụ tài chính Grab Financial Group.
Theo Trí Thức Trẻ/Deal Street Asia