Khám pháSống

Những nền giáo dục đại học hàng đầu thế giới

QS Top Universities vừa công bố bảng xếp hạng hệ thống giáo dục đại học hàng đầu thế giới. Ba nước châu Á là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản nằm trong top 10.

 Mỹ dẫn đầu bảng xếp hạng năm nay. Với số lượng lớn các trường đại học hàng đầu thế giới, Mỹ cũng giữ vị trí số một ở tất cả 4 tiêu chí, sức mạnh hệ thống, mức độ truy cập, trường hàng đầu và kinh tế. Ba trường tốt nhất của Mỹ trong năm 2016 theo đánh giá của QS là Viện Công nghệ Massachusetts, Đại học Stanford và Harvard. Ảnh: Harvard.edu.

Mỹ dẫn đầu bảng xếp hạng năm nay. Với số lượng lớn các trường đại học hàng đầu thế giới, Mỹ cũng giữ vị trí số một ở tất cả 4 tiêu chí, sức mạnh hệ thống, mức độ truy cập, trường hàng đầu và kinh tế. Ba trường tốt nhất của Mỹ trong năm 2016 theo đánh giá của QS là Viện Công nghệ Massachusetts, Đại học Stanford và Harvard. Ảnh: Harvard.edu.

 Anh xếp thứ hai trong danh sách. Tuy nhiên, nước này chỉ đứng thứ ba về mặt kinh tế và thứ năm về mức độ truy cập. Anh nổi tiếng với những trường như Cambridge, Oxford, College London. Ảnh: Cam.ac.uk.

Anh xếp thứ hai trong danh sách. Tuy nhiên, nước này chỉ đứng thứ ba về mặt kinh tế và thứ năm về mức độ truy cập. Anh nổi tiếng với những trường như Cambridge, Oxford, College London. Ảnh: Cam.ac.uk.

 Đứng thứ ba trong danh sách là Đức. Tuy nhiên, nếu xét trên tiêu chí những đại học hàng đầu, nước này chỉ xếp thứ 13. Đây là hệ thống giáo dục đại học không nói tiếng Anh nổi tiếng nhất thế giới. Số lượng sinh viên quốc tế học tập tại Đức chỉ đứng sau Mỹ và Anh. Ảnh: Alamy.

Đứng thứ ba trong danh sách là Đức. Tuy nhiên, nếu xét trên tiêu chí những đại học hàng đầu, nước này chỉ xếp thứ 13. Đây là hệ thống giáo dục đại học không nói tiếng Anh nổi tiếng nhất thế giới. Số lượng sinh viên quốc tế học tập tại Đức chỉ đứng sau Mỹ và Anh. Ảnh: Alamy.

 Australia cũng là nước có hệ thống giáo dục tốt. Nước này đứng thứ hai về mức độ truy cập, thứ năm về những trường đại học hàng đầu, thứ sáu về sức mạnh hệ thống và thứ bảy về kinh tế. Ảnh: Getty.

Australia cũng là nước có hệ thống giáo dục tốt. Nước này đứng thứ hai về mức độ truy cập, thứ năm về những trường đại học hàng đầu, thứ sáu về sức mạnh hệ thống và thứ bảy về kinh tế. Ảnh: Getty.

 Canada xếp thứ năm trong danh sách. Bên cạnh chất lượng đào tạo cao, nước này thu hút sinh viên quốc tế bởi cảnh quan đẹp cùng nền văn hóa đa dạng. Hai trường tốt nhất Canada, theo đánh giá của QS, là Đại học McGill và Đại học Toronto. Ảnh: Blogspot.

Canada xếp thứ năm trong danh sách. Bên cạnh chất lượng đào tạo cao, nước này thu hút sinh viên quốc tế bởi cảnh quan đẹp cùng nền văn hóa đa dạng. Hai trường tốt nhất Canada, theo đánh giá của QS, là Đại học McGill và Đại học Toronto. Ảnh: Blogspot.

 Dù chỉ đứng thứ tám về tiêu chí sức mạnh toàn hệ thống, Pháp vẫn giữ vị trí thứ sáu trên bảng xếp hạng những hệ thống giáo dục đại học tốt nhất thế giới năm nay. Thế mạnh của Pháp nằm ở các ngành Nghiên cứu học thuật và Nghệ thuật. Ảnh: THE.

Dù chỉ đứng thứ tám về tiêu chí sức mạnh toàn hệ thống, Pháp vẫn giữ vị trí thứ sáu trên bảng xếp hạng những hệ thống giáo dục đại học tốt nhất thế giới năm nay. Thế mạnh của Pháp nằm ở các ngành Nghiên cứu học thuật và Nghệ thuật. Ảnh: THE.

 Hà Lan xuất hiện trong bảng xếp hạng năm nay ở vị trí thứ bảy. Đây là một trong những nền giáo dục đại học lâu đời nhất thế giới với các trường có lịch sử hoạt động từ thế kỷ 16. Bên cạnh đó, nước này cũng có các cơ sở giáo dục hàng đầu thế giới như Đại học Amsterdam, Đại học Công nghệ Delft hay Đại học Leiden. Ảnh: UVA.

Hà Lan xuất hiện trong bảng xếp hạng năm nay ở vị trí thứ bảy. Đây là một trong những nền giáo dục đại học lâu đời nhất thế giới với các trường có lịch sử hoạt động từ thế kỷ 16. Bên cạnh đó, nước này cũng có các cơ sở giáo dục hàng đầu thế giới như Đại học Amsterdam, Đại học Công nghệ Delft hay Đại học Leiden. Ảnh: UVA.

 Trung Quốc đứng thứ tám trên bảng xếp hạng các hệ thống giáo dục đại học năm 2016 của QS. Các trường tốt nhất nước này là Đại học Thanh Hoa (thứ năm châu Á, thứ 24 thế giới), Đại học Bắc Kinh (thứ chín châu Á, thứ 39 thế giới) và Đại học Phục Đán (thứ 11 châu Á và 43 thế giới). Ảnh: Pku.edu.cn.

Trung Quốc đứng thứ tám trên bảng xếp hạng các hệ thống giáo dục đại học năm 2016 của QS. Các trường tốt nhất nước này là Đại học Thanh Hoa (thứ năm châu Á, thứ 24 thế giới), Đại học Bắc Kinh (thứ chín châu Á, thứ 39 thế giới) và Đại học Phục Đán (thứ 11 châu Á và 43 thế giới). Ảnh: Pku.edu.cn.

 Hàn Quốc đứng thứ chín trong danh sách những hệ thống giáo dục đại học tốt nhất thế giới. Nước này có hơn 370 cơ sở cung cấp đào tạo bậc cao, trong đó có 179 đại học tư thục và 43 đại học công lập. Ảnh: Study Abroad 101.

Hàn Quốc đứng thứ chín trong danh sách những hệ thống giáo dục đại học tốt nhất thế giới. Nước này có hơn 370 cơ sở cung cấp đào tạo bậc cao, trong đó có 179 đại học tư thục và 43 đại học công lập. Ảnh: Study Abroad 101.

 Nhật Bản là nước châu Á thứ ba xuất hiện trong danh sách 10 hệ thống giáo dục đại học tốt nhất thế giới năm nay do QS bình chọn. Với mục tiêu thu hút 300.000 du học sinh, chính phủ nước này luôn tạo điều kiện để nâng cao chất lượng cuộc sống cho sinh viên quốc tế, từ việc nới lỏng quy trình ứng tuyển đến việc tạo thêm cơ hội việc làm. Theo QS, 3 trường hàng đầu Nhật Bản là Đại học Tokyo, Đại học Kyoto và Đại học Osaka. Ảnh: U-tokyo.ac.jp.

Nhật Bản là nước châu Á thứ ba xuất hiện trong danh sách 10 hệ thống giáo dục đại học tốt nhất thế giới năm nay do QS bình chọn. Với mục tiêu thu hút 300.000 du học sinh, chính phủ nước này luôn tạo điều kiện để nâng cao chất lượng cuộc sống cho sinh viên quốc tế, từ việc nới lỏng quy trình ứng tuyển đến việc tạo thêm cơ hội việc làm. Theo QS, 3 trường hàng đầu Nhật Bản là Đại học Tokyo, Đại học Kyoto và Đại học Osaka. Ảnh: U-tokyo.ac.jp.

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Trả lời

Close